Từ xa xưa, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất đã trở thành món bánh truyền thống, món ăn “quốc hồn, quốc túy” không thể thiếu dịp Tết mỗi dịp Tết đến xuân về trong mỗi gia đình Việt. Bánh chưng sau khi chín được bày trang trọng trên mâm cỗ, bàn thờ gia tiên. Vậy bạn có biết tại sao bánh chưng lại quan trọng như vậy? Cùng khám phá nguồn gốc ý nghĩa bánh chưng Tết nhé.
Nguồn gốc của bánh chưng Tết
Tương truyền, vào đời vua Hùng thứ sáu, Hùng Vương đã triệu tập tất cả người con và ra lệnh tìm được lễ vật hợp ý để dâng lên tổ tiên nhân dịp giỗ tổ sẽ được truyền ngôi cho.
Trong khi các hoàng tử lên rừng xuống biển tìm các sản vật quý giá thì hoàng tử Lang Liêu lúc bấy giờ là người con nghèo khó nhất. Vì vậy, thay vì cố gắng tìm ra đồ vật quý hiếm, chàng đã nghĩ ngợi rất lâu và sáng tạo ra món bánh dùng nông sản thân thuộc của dân tộc như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong làm lễ vật dâng vua, gọi đó là bánh chưng.
Với ý nghĩa vừa tôn vinh “hạt ngọc trời”, thực phẩm chính của tất cả mọi người và thể hiện tấm lòng biết ơn với gia tiên, lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua cha và chàng đã được truyền ngôi.
Kể từ đó tục gói bánh chưng ra đời nhằm lưu giữ truyền thống cũng như bày tỏ tấm lòng thành kính với ông và tổ tiên.
Bánh chưng do Lang Liêu – người con của vua Hùng sáng tạo
Ý nghĩa của bánh chưng Tết
Bánh chưng vuông – biểu tượng của đất đai màu mỡ
Trong nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt, mỗi món ăn đều ẩn chứa một câu chuyện hay một sự tích ý nghĩa. Theo truyền thuyết, trong giấc mơ của Lang Liêu, thần nhân đã giảng giải rằng nguyên liệu làm bánh là gạo – loại hạt quý báu từ thiên nhiên, được xem như “hạt ngọc Trời” nuôi dưỡng con người.
Hình dáng của bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất – yếu tố mà người dân luôn tôn kính, xem như nguồn gốc bao bọc và che chở cho muôn loài. Bánh chưng vuông vắn gợi lên hình ảnh của đất đai trù phú, phẳng lặng, là nơi cây lúa sinh sôi và mang lại sự sống no đủ.
Thể hiện tấm lòng yêu thương, biết ơn qua cách chế biến tỉ mỉ
Không phải ngẫu nhiên mà bánh chưng được xem là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ hình dáng bên ngoài, người ta có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ, công phu trong từng công đoạn chế biến.
Mỗi chiếc bánh là sự kết tinh của những nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận: từng hạt nếp tròn mẩy đều tăm tắp, đậu xanh vàng óng đã bóc vỏ kỹ lưỡng, thịt lợn phải có đủ phần nạc và mỡ để tạo nên vị béo ngậy hài hòa. Lá dong được chọn lựa kỹ càng, chỉ những chiếc lá xanh mướt, to bản và đều đặn mới được sử dụng để gói bánh.
Bánh chưng có nhiều ý nghĩa quan trọng
Tóm lại, không chỉ đơn thuần là món ăn ngon không thể thiếu ngày Tết, bánh chưng còn ẩn chứa ý nghĩa về tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Vì vậy, thế hệ chúng ta cần tiếp tục gìn giữ nét đẹp của phong tục gói bánh chưng ngày Tết từ xưa.