Bên cạnh người “anh em” Backlink được nhiều người biết tới; thì Internal Link lại ít được coi trọng và quan tâm dù rằng đây là một trong những yếu tố On page SEO hiệu quả và dễ dàng thực hiện.
Nếu coi Backlink, lưu lượng truy cập (traffic) là nguồn lực, là nhiên liệu để tăng độ uy tín cho website; thì Internal link được coi là đường dẫn giúp tối ưu hóa nguồn lực này.
Nội dung bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những khái niệm cơ bản và cách tối ưu internal link cho website của mình.
Internal Link là gì
Nếu đã xem qua bài viết Broken link; chắc hẳn bạn cũng biết được rằng các liên kết nội bộ giúp cho việc thu thập thông tin từ Google được dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó giúp mọi nội dung trên trang luôn được cập nhật liên tục và có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra internal link còn giúp bạn giữ chân khách hàng lâu hơn; hướng họ tới những nội dung liên quan; cuối cùng là tạo ra chuyển đổi tại trang đích (landing page)
5 Kĩ thuật tối ưu Internal link cần nhớ
1. Dẫn về bài viết quan trọng
Không phải mọi nội dung trên trang bạn đều có thể xếp hạng; có những bài viết chỉ mang mục đích tạo tương tác với người dùng.
Ở một số thị trường cạnh tranh; bạn không thể lên được những từ khóa chuyển đổi trong thời gian đầu; mà buộc phải lên những từ khóa dài những từ khóa thông tin hoặc những từ khóa ít cạnh tranh hơn, điều này giúp bạn tạo được lượng truy cập ở thời điểm đầu tiên.
Những Internal link lúc này sẽ giúp bạn điều hướng người dùng về những nội dung có giá trị hơn. Do đó bất cứ khi nào có thể hãy tạo đường dẫn về những bài viết có giá trị; đó có thể là những trang bán hàng, trang chuyên mục hoặc các bài viết giới thiệu doanh nghiệp; hoặc đơn giản chỉ là những nội dung bạn muốn xếp hạng tìm kiếm.
2. Sử dụng từ khóa làm Anchor text
Anchor text là văn bản chứa liên kết; ngoài tác dụng giúp Google hiểu được nội dung chứa trong đường dẫn; thì Anchor text còn giúp văn bản của bạn được tự nhiên; cung cấp thông tin rõ ràng cho người dùng về nội dung được đính kèm
Một sai lầm phổ biến đó việc sử dụng những từ như: Xem thêm, tại đây, Click vào đây,… để làm anchor text. Về mặt SEO các liên kết này là vô nghĩa vì những từ trên không có nghĩa đối với Google
Thông thường Anchor text nên là những từ khóa chính hoặc mô tả ngắn gọn của bài viết trong đường dẫn đính kèm. Bạn cũng có thể sử dụng những từ đồng nghĩa hoặc từ khóa liên quan; tuy nhiên bạn cần lưu ý điều yếu tố số 3 dưới đây
3. Chỉ dùng 1 từ khóa cho 1 bài viết
Nếu như đã xem qua bài viết về content chuẩn SEO; Chắc hẳn bạn đã biết được rằng việc tối ưu một từ khóa cho nhiều bài viết sẽ khiến Google không xác định được nội dung quan trọng cần xếp hạng.
Tương tự như vậy nếu sử dụng nhiều từ khóa làm anchor text cho cùng một bài viết; điều này sẽ khiến cấu trúc nội dung của bạn không được thống nhất; gây bối rối cho người dùng và Google
4. Viết anchor text hấp dẫn
Như đã nói ở trên, ngoài mục đích giúp việc thu thập dữ liệu từ Google dễ dàng thì các liên kết nội bộ còn có tác dụng giữ chân người dùng trên website.
Tuy nhiên không phải chỉ cần đặt liên kết vào trong bài viết thì sẽ đảm bảo được người dùng sẽ click vào; do đó khi đưa liên kết nội bộ và bài viết hãy coi đây như một tiêu đề cho một bài viết tiếng Việt và tối ưu nó khi có thể.
Bạn có thể xem qua bài viết về cách tối ưu meta title để tìm hiểu rõ hơn.
Ngoài ra, việc đặt vào vị trí phù hợp cũng rất quan trọng; lời khuyên dành cho bạn đó là bất cứ khi nào trong bài viết có nội dung quan trọng liên quan đễn những bài viết đã có trên trang, bạn hãy tạo internal link cho nó.
5. Không dùng quá nhiều liên kết nội bộ
Google đã xác nhận rằng một bài viết chỉ nên có từ 150 liên kết trở lại; quá con số này Google sẽ dừng việc thu thập dữ liệu và chuyển sang nội dung khác. Có một điều bạn cần nhớ đó là những liên kết này bao gồm các đường dẫn trong bài viết và cả những liên kết cố định trên trang.
Để hạn chế tình trạng này hãy xem xét lại các thanh menu, footer, sidebar của website có đang chứa những liên kết không cần thiết cần loại bỏ hay không. Hãy chỉ đưa những nội dung bạn cho là hữu ích cho người dùng lên những vị trí cố định này.
Lưu ý nếu bạn là một website lớn với lượng truy cập lớn thì có thể bỏ qua yếu tố này
Tổng kết
Trên đây là một vài lưu ý cần nhớ khi tối ưu Internal link cho một bài viết. Dù được tối ưu bằng kỹ thuật nào; mục đích cuối cùng của việc đặt internal link cũng nhằm tối ưu trải nghiệm và cung cấp giá trị cho người dùng; do đó bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần một đường dẫn để giúp khách hàng của mình hiểu rõ hơn về nội dung bài viết, hãy làm như vậy.
Khác biệt với các dịch vụ SEO trên thị trường chỉ quan tâm nhiều về mặt kỹ thuật; dịch vụ của Top On Seek là sự cân bằng giữa xây dựng nội dung, chiến lược marketing và các yếu tố technical SEO. Nếu bạn quan tâm và nền tảng marketing Online bền vững nói chung và kênh SEO marketing nói riêng; hãy liên hệ với chúng tôi ngày hôm nay để nhận được tư vấn tận tình nhất.