Hướng dẫn thay gioăng cửa xe ô tô tại nhà cực đơn giản

Thay gioăng cửa xe ô tô tưởng chừng như một thao tác chỉ có thể được xử lý tại các cơ sở cung cấp dịch vụ về xe hơi, nhưng hóa ra, chính những người sử dụng ô tô khiêm thợ kỹ thuật không chuyên cũng có thể tự tay hoàn thành tại nhà các […]

Đã cập nhật 25 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Hướng dẫn thay gioăng cửa xe ô tô tại nhà cực đơn giản
  1. Thay gioăng cửa xe ô tô tưởng chừng như một thao tác chỉ có thể được xử lý tại các cơ sở cung cấp dịch vụ về xe hơi, nhưng hóa ra, chính những người sử dụng ô tô khiêm thợ kỹ thuật không chuyên cũng có thể tự tay hoàn thành tại nhà các công việc như thay gioăng cánh cửa, kính xe,..cực kì đơn giản mà hiệu quả lại vô cùng đáng kinh ngạc. Sau đây AP Car Care sẽ chia sẻ với bạn về phương pháp tự thay gioăng cửa ô tô, hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

    1. Thay gioăng cửa xe ô tô để làm gì?

    • Gioăng cửa xe hơi là gì?

    Gioăng là một dải cao su ở viền của các cánh cửa ô tô, còn được biết đến với một số tên gọi khác là viền cách âm, ron cao su,..Đây là một phụ kiện không thể thiếu ở hầu hết những thiết kế xe hơi hiện nay, tạo ra giải pháp kinh tế mà hiệu quả cho nhu cầu chống ồn xe ô tô, tuy nhiên cũng là bộ phận dễ bị bong tróc, hư hỏng nhất do các tác động của lực đóng mở cửa, độ ẩm và nước mưa.

    Mỗi túi gioăng cao su thường sẽ có độ dài 4m, vừa đủ thi công cho một cánh cửa. Khi sử dụng để gia cố cho một chiếc ô tô 4 chỗ, thông thường người ta sẽ cần tới 4 túi dây tương ứng với 4 cánh cửa.

    • Tác dụng của việc gia cố gioăng cao su?

    Thật ra, nguyên lý hoạt động của sản phẩm này rất đơn giản. Hầu hết các thiết kế xe hơi hiện nay đều đã có sẵn 1 mép gioăng cao su ở cửa. Việc bổ sung thêm một lớp gioăng nhằm mục đích gây sức ép, giúp đoạn dây cao su được gia cố tì vào dây nguyên bản, tạo độ kín khít, cách âm tối đa, hạn chế hơi và bụi bẩn từ môi trường ngoài len lỏi vào bên trong xe hơi của bạn, vì thế mà khi đóng, mở cửa, âm thanh cũng sẽ dày và chắc chắn hơn rất nhiều.

    Thay gioăng cửa xe ô tô để làm gì?

    • Khi nào nên dán gioăng cao su?

    Tất nhiên việc đầu tư và nâng cấp cho những trải nghiệm của xế cưng thì khi nào cũng được, dù vậy nhưng để quyết định của bạn không quá vội vàng, thì bạn có thể tham khảo một số trường hợp cần và nên tự gia cố gioăng cao su cho cửa xe ô tô của mình, bao gồm:

    • Giảm giá thành, cụ thể là giá nhân công và đưa ra giải pháp cách âm kinh tế nhất.
       
    • Muốn hạn chế tiếng ồn chói tai khi đóng, mở cửa xe.
    • Xe hơi đã sử dụng khá lâu, gioăng đã xuống cấp
    • Có nhu cầu nâng cấp dàn âm thanh bên trong khoang nội thất, tạo không gian riêng tư, trải nghiệm thoải mái không bị làm phiền bởi những tạp âm bên ngoài.

    Nếu bạn có từ 2 trong 4 trường hợp trên, hãy cân nhắc việc mua vật liệu và tự thay gioăng cao su cho xế cưng của mình.

    2. Thay gioăng cửa xe hơi cần sử dụng loại nào?

    Chúng ta vẫn biết hầu hết các sản phẩm gioăng cao su chống ồn đều sử dụng nguyên liệu cao su kỹ thuật có khả năng chịu nhiệt tốt, đồng thời tạo độ ma sát lớn hỗ trợ cố định và tạo sự chắc chắn cho tấm kính cửa xe. Tuy nhiên, để có thể giúp cho việc thay gioăng cửa xe ô tô được dễ dàng nhất, bạn chắc chắn không thể không chú ý đến một công đoạn quan trọng đó là lựa chọn loại gioăng cao su phù hợp với bộ phận ô tô mà bạn định gia cố.

    Vậy để thay gioăng cửa ô tô cần sử dụng loại nào? Hãy cùng tham khảo xem nhé!

    • Gioăng Z:

    -Chiều dài trung bình: 1,5-1,6m

    -Công dụng: Dán ở mép trong của cánh cửa trước

    • Gioăng D:

    -Chiều dài trung bình: 3,5-4,5m

    -Công dụng: Được sử dụng để dán ở mép ngoài cánh cửa trước và cửa sau của xe hơi

    • Gioăng P:

    -Chiều dài trung bình: 7-8,5m

    -Công dụng: Là loại gioăng có nhiều tính ứng dụng nhất khi được sử dụng để thi công dán phía dưới cánh cửa trước xe, cửa sau xe, cốp xe và capo xe.

    Gioăng P được sử dụng phổ biến

    • Gioăng T:

    -Chiều dài trung bình: 1,5-1,6m

    -Công dụng: Gioăng T có khả năng ngăn chất bẩn, nước mưa, bụi và gió lọt vào bên trong khoang nội thất của xe hơi khi di chuyển với tốc độ cao.

    • Gioăng U:

    -Chiều dài trung bình: 5m

    -Công dụng: Có thể được sử dụng để dán mép cửa xe nhằm chống va chạm, trầy xước ở bộ phận cánh cửa, từ đó cũng hạn chế phần nào những rủi ro trong trường hợp bạn sơ ý khiến cửa xe hơi va chạm vào những vật thể bên cạnh.

    Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người mà bạn có thể tự lựa chọn cho mình loại gioăng cao su phù hợp nhất để thi công dán lắp.

    3. Thay gioăng cửa kính ô tô như thế nào?

    Vật liệu cần có:

    • Gioăng cao su (nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo)
    • Keo dán chuyên dụng, băng dính.
    • Dung dịch vệ sinh
    • Găng tay bảo vệ

    Thực hiện:

    Bước 1:  Kiểm tra dải cao su cũ trên viền cửa xe hơi

    Bạn nên kiểm tra tổng thể toàn bộ kính, cửa xe, tránh thiếu sót trong quá trình thi công. Nếu gioăng cao su ở cửa bị rách đến mức cần thay thế, hãy đánh dấu lại để bắt đầu thực hiện.

    Bước 2:  Tháo gioăng cao su cũ ra, vệ sinh các rãnh cửa bằng vải lau

    Bước 3:  Dùng keo dán chuyên dụng dính lên rãnh bên trong của các khe cửa, cũng như mặt trong của vật liệu gioăng thay thế sao cho lớp keo được dàn đều, tránh tình trạng lem nhem, chỗ nhiều chỗ ít. Đối với một số loại gioăng có băng dính phía sau, thao tác này sẽ dễ dàng hơn vì chúng có cấu tạo tương tự như băng dính hai mặt, chỉ cần bóc dây ra và tiến hành dán.

    Khi bạn mua gioăng về sẽ thấy trong mỗi túi dây có một túi dung dịch làm sạch, giúp tẩy rửa các vết bẩn trên vị trí cần dán. Bạn chỉ cần bóc ra và dùng nó để lau cho các vị trí cần dán.

    Bước 4:  Gắn gioăng cao su thật chặt với mép cửa xe, nên bắt đầu dán từ phần chốt bản lề, bởi vị trí này sẽ không gây tác động nhiều khiến các đầu gioăng bị bong ra. Tại các vị trí khó dán như đoạn góc của mỗi cách cửa, bạn cần tỉ mị uốn vật liệu gioăng theo phần lượn của góc một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.

    Bước 5:  Bạn có thể sử dụng băng dính để cố định chỗ dán, giúp lớp keo được dính chắc hơn. Sau khi thực hiện xong, hãy hạn chế đóng mở cửa trong 3-5 tiếng là đã có thể đưa xe hơi vào sử dụng bình thường.

Tags: