Hướng dẫn chạy ADS Google 2023 hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh doanh trên nền tảng trực tuyến là xu hướng tất yếu trong thời đại Công Nghệ hóa và đang phát triển cực mạnh mẽ. Từ doanh nghiệp lớn đến nhà bán hàng nhỏ lẻ đa phần đều áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Trong đó, vấn đề tiếp cận khách hàng mục tiêu […]

Đã cập nhật 14 tháng 4 năm 2023

Bởi The Tips

Hướng dẫn chạy ADS Google 2023 hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh doanh trên nền tảng trực tuyến là xu hướng tất yếu trong thời đại Công Nghệ hóa và đang phát triển cực mạnh mẽ. Từ doanh nghiệp lớn đến nhà bán hàng nhỏ lẻ đa phần đều áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Trong đó, vấn đề tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng lưu lượng truy cập cho gian hàng trực tuyến luôn là vấn đề quan trọng được cân nhắc. Và quảng cáo ADS Google chính là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề quan trọng đó. Trong bài viết này, The Tips sẽ hướng dẫn chạy ADS Google hiệu quả và tối ưu ngân sách để bạn có thể áp dụng một cách tốt nhất. 

Mục lục

Quảng cáo Google ADS (Google Adwords) là gì?

Google ADS là chương trình quảng cáo trực tuyến của công cụ tìm kiếm Google. Chương trình này nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường trực tuyến mục tiêu thông qua Google và các trang web đối tác của mình. Nói đơn giản hơn, chạy quảng cáo Google chính là hình thức doanh nghiệp trả tiền cho Google để được hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm mà không cần phải thực hiện thao tác SEO từ khóa.

Quảng cáo Google ADS (Google Adwords) là gì?
(Nguồn: Sưu tầm)

Những lợi ích khi chạy quảng cáo Google ADS

Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm

Khi bạn lựa chọn đúng từ khóa và mẫu quảng cáo thì thông điệp của bạn sẽ xuất hiện đúng khách hàng mục tiêu khi họ đang thực hiện tìm kiếm. 

Xuất hiện trên nhiều mạng quảng cáo

Google sở hữu một mạng lưới liên kết rất nhiều các website khác nhau trong chương trình Adsense và hệ thống mạng hiển thị của mình. Nổi bật trong số đó phải kể đến 2 sản phẩm mà Google hiện đang sở hữu là Youtube và Gmail. Ngoài ra, hàng loạt trang báo lớn cũng nằm trong mạng lưới liên kết đó. Chính vì như vậy mà các bạn dễ dàng nhận thấy một hệ quả tất yếu đó là quảng cáo Google sẽ giúp bạn tiếp cận khoảng 90% người dùng Internet trên toàn thế giới.

lợi ích khi chạy quảng cáo Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ mất tiền khi có người nhấp vào quảng cáo

“Khi quảng cáo hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google thì có mất tiền hay không?”. Đây chính là câu hỏi mà bất kỳ người dùng nào khi chọn hình thức quảng cáo này cũng thắc mắc. Thực tế, bạn chỉ cần phải trả tiền cho Google khi khách hàng nhấp vào quảng cáo và truy cập vào trang web của bạn. Đây chính là một ưu thế giúp Google trở thành kênh quảng cáo minh bạch và tiết kiệm được nhiều chi phí cho người dùng.

Kiểm soát ngân sách dễ dàng

Khi sử dụng ADS Google, bạn có thể kiểm soát lượng ngân sách chi tiêu một cách dễ dàng. Bạn có thể kiểm soát theo ngày hoặc toàn chiến dịch. Với hình thức chạy quảng cáo này sẽ không có hạn mức chi tiêu tối thiểu. Chính vì thế mà bạn có thể đặt và kiểm soát ngân sách của riêng mình hiệu quả nhất. 

Dễ đo lường hiệu quả chiến lược

Tùy vào từng mục tiêu mà cách chạy quảng cáo Google cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế mà khi thực hiện hình thức quảng cáo này, Google sẽ cung cấp cho bạn các chỉ số nhằm theo dõi hiệu quả chiến dịch. 

Chẳng hạn như chiến dịch quảng cáo với mục tiêu gia tăng nhận diện thương hiệu, các chỉ số mà bạn có thể kiểm soát như: lượt hiển thị, chi phí trên 1000 lượt hiển thị, lượt xem video, tỉ lệ nhấp chuột,…. Còn như với chiến dịch gia tăng lượng mua hàng thì các chỉ số mà bạn có thể đo lường như: số lượng chuyển đổi, mua hàng, chi phí trên một lượt chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi,…

Dễ đo lường hiệu quả chiến lược
(Nguồn: Sưu tầm)

>>> Có thể bạn quan tâm: Machine learning là gì? Ứng dụng thực tế phổ biến nhất 2023

Cách thức hoạt động của quảng cáo Google

Giá thầu

Google ADS hoạt động dưới mô hình trả tiền theo lượt nhấp hay còn được gọi với thuật ngữ PPC Model. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn mẫu quảng cáo của mình xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm sẽ cần đặt một giá thầu để đấu với các đối thủ cạnh tranh khác. Giá thầu này được gọi là giá thầu tối đa hay CPC tối đa. Đó chính là chi phí tối đa mà bạn phải chi trả cho một lần khác hàng nhấp vào quảng cáo. Bạn có thể đặt giá thầu theo 4 cách cơ bản sau: 

  • Chi phí trên mỗi một lượt nhấp.
  • Chi phí trên một nghìn lượt hiển thị.
  • Chi phí trên một hành động.
  • Chi phí trên một lượt xem.
Cách thức hoạt động của quảng cáo Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Điểm chất lượng

Ngoài tiêu chí giá thầu thì một tiêu chí để Google có thể so sánh có hiển thị mẫu quảng cáo của bạn không nữa đó chính là điểm chất lượng hay còn được gọi là Quality Score. Điểm chất lượng là một ước tính và chất lượng của mẫu quảng cáo, từ khóa và cả trang đích của bạn. Mẫu quảng cáo có chất lượng cao đồng nghĩa với việc chi phí thấp hơn và vị trí hiển thị cao hơn. Chính vì vậy mà việc cải thiện điểm chất lượng chính là chìa khóa tiết kiệm nhất để bạn có thể hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ. 

Cách thức hoạt động của quảng cáo Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Các hình thức quảng cáo Google hiện nay

Hiện nay có 9 loại hình quảng cáo Google khác nhau, ứng với nhiều đối tượng và mục đích phù hợp với nhau. Trong đó có 7 loại quảng cáo cơ bản và 2 loại quảng cáo nâng cao (quảng cáo hiệu suất tối đa và quảng cáo thông minh). 

  • Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads)
  • Quảng cáo Google mạng hiển thị (Google Display Network)
  • Quảng cáo Google video (Video Ads)
  • Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
  • Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (App Ads)
  • Quảng cáo khám phá (Discovery)
  • Quảng cáo chiến dịch địa phương (Local Campaign)
  • Quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max Campaign)
  • Quảng cáo thông minh
Các hình thức quảng cáo Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn chạy ADS Google

Các điều kiện để triển khai quảng cáo google

Để có thể chạy được quảng cáo Google bạn bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: 

  • Tài khoản Gmail chính chủ đang hoạt động.
  • Website: tuân thủ luật pháp Việt Nam và các chính sách của Google.
  • Thẻ ngân hàng Visa/ Master hoặc ví điện tử Momo.

Đăng ký tài khoản Google Ads và lên chiến dịch

Điều đầu tiên bạn cần làm khi đăng ký tài khoản Google ADS đó chính là truy cập vào trang tạo quảng cáo. Sau đó, bạn tiếp tục nhấn chọn “Bắt đầu ngay” và thực hiện đăng nhập và gmail.

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định và chọn được mục tiêu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đây là bước quan trong, có lợi hơn cho bạn khi tiếp cận được đúng đối tượng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. 
  • Bước 2: Bạn tiếp tục thực hiện điền thông tin như hướng dẫn bao gồm tên công ty, địa chỉ hay website,…
  • Bước 3: Đây là giai đoạn bạn cần thiết lập trang đích điều hướng như Landing page, Fanpage,… tùy vào mục tiêu doanh nghiệp.
  • Bước 4: Thực hiện bài viết quảng cáo theo các yêu cầu của Google. Bạn hãy sáng tạo nội dung sao cho thật thu hút để nâng cao hiệu quả quảng cáo hơn.
  • Bước 5: Bước cuối cùng để đăng ký đó chính là thiết lập vị trí quảng cáo. Có 3 mục thiết lập vị trí quảng cáo đó là: thiết lập vị trí theo bán kính, thiết lập vị trí quảng cáo Google Ads, thiết lập vị trí cụ thể.
Hướng dẫn chạy ADS Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Thiết lập thanh toán quảng cáo

Để có thể thiết lập thanh toán quảng cáo Google, bạn hãy nhập tất cả thông tin thanh toán và nhập bất kỳ mã khuyến mãi nào mà bạn có. Chi tiết các bước như sau: 

  • Chọn biểu tượng cài đặt > Thiết lập hóa đơn và thanh toán > Chọn quốc gia hoặc lãnh thổ > Tiếp tục > Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn > Tiếp tục > Chọn gửi và kích hoạt.
Hướng dẫn chạy ADS Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Giao diện của Google ADS

Bảng điều hướng

Bảng điều hướng của quảng cáo Google nằm ở phía bên trái hoặc có thể ở phía trên. Đây là nơi giúp bạn có thể chuyển đổi nhanh giữa các nhóm chiến dịch cũng như nhóm quảng cáo. 

Giao diện của Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Không gian làm việc chính

Đây là nơi bạn thực hiện các thao tác kiểm soát hiệu suất và tài khoản. Cùng với đó, các thông tin về kết quả triển khai cũng được thể hiện rõ ràng. 

Giao diện của Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Thanh công cụ

Thanh công cụ có vị trí ở phía trên cùng bên phải. Trên thanh công cụ, bạn có thể thực hiện tìm kiếm nhanh, truy cập vào các tính năng của Google ADS.

Giao diện của Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Ở phần nội dung trên, các bạn đã làm quen với giao diện quảng cáo và biết cách tạo một tài khoản quảng cáo. Vậy trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm để có thể nắm được đầy đủ nhất các bước cơ bản cách chạy ADS Google với hình thức Google Search:

Tạo chiến dịch quảng cáo

Nhấp chuột vào Tất cả chiến dịch > Chiến dịch mới > Thêm chiến dịch mới > Mục tiêu chiến dịch > Loại chiến dịch (Tìm kiếm).

hướng dẫn chạy ads google
(Nguồn: Sưu tầm)

Lựa chọn ngân sách

Tại bước này, bạn sẽ cài đặt ngân sách cho chiến dịch ADS Google của mình theo từng ngày. Chẳng hạn như bạn đặt chi 1.000.000/ngày và chú trọng vào số nhấp chuột thì hãy chọn “giá thầu CPC thủ công”. 

Thêm từ khóa và xác định giá thầu

Đầu tiên bạn hãy xác định từ khóa trong kế hoạch triển khai và đặt giá thầu. Trong bước này, bạn cần xác định dạng từ khóa theo 1 trong những hình thức đối sánh đó là: Đối sánh rộng – cụm từ – chính xác.  

hướng dẫn chạy ads google
(Nguồn: Sưu tầm)

Viết mẫu quảng cáo

Trong bước này, bạn sẽ thực hiện viết mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng theo yêu cầu của Google. Để có thể thực hiện viết quảng cáo hiệu quả bạn nên viết đủ ý, ngắn gọn và sáng tạo. Đồng thời cũng phải đưa nhiều thông tin có giá trị để thu hút khách hàng.

hướng dẫn chạy ads google
(Nguồn: Sưu tầm)

Tối ưu nội dung trang đích

Để khách hàng có thể nhấp vào quảng cáo của mình thật sự không dễ dàng. Nhưng để khách hàng có thể quyết định mua hoặc sử dụng dịch vụ của mình còn khó hơn rất nhiều. Vậy cho nên các bạn cần phải tối ưu trang đích trước khi thực hiện chạy quảng cáo. Một số tiêu chí tối ưu cần được chú trọng như: tốc độ tải, nội dung thông tin, từ ngữ phù hợp, CTA phù hợp với hành trình của người đọc,…

Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Remarketing hoặc Retargeting)

Khách hàng khi thực hiện tìm kiếm lại từ khóa đã truy cập trước đó tức là họ tiếp tục có nhu cầu với nó. Vì vậy các bạn cần cài đặt đối tượng tiếp thị lại để tránh bỏ sót khách hàng tiềm năng. 

Theo dõi và tối ưu quảng cáo

Nếu không muốn mình rơi vào tình trạng “tiền rơi qua cửa sổ” khi thực hiện chạy ADS Google, bạn hãy theo dõi thật sát sao quảng cáo của mình và tối ưu khi cần thiết.

Các sai lầm khi chạy Google Ads

Một số sai lầm mà các bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo Google hay gặp phải đó là:

Cho rằng cứ chạy google ads là có đơn hàng

Thực tế đây là một ý nghĩ khá sai lầm khi quảng cáo Google chỉ có nhiệm vụ duy nhất chính là phân phối quảng cáo của bạn đến với các khách hàng có nhu cầu và các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Không tối ưu quảng cáo thường xuyên

Bạn cần chú trọng theo dõi các đối thủ, sự thay đổi của nội dung theo từng giai đoạn để tối ưu quảng cáo của mình cho phù hợp. 

Không tối ưu quảng cáo thường xuyên
(Nguồn: Sưu tầm)

Chọn sai từ khóa mục tiêu

Bước chọn từ khóa rất quan trọng trong chiến dịch Google ADS. Việc chọn đúng từ khóa sẽ giúp quảng cáo xuất hiện đúng người tìm kiếm, và trường hợp chọn sai từ khóa thì hậu quả ngược lại.

Chia từ khóa không chính xác

Có không ít nhà quảng cáo mắc sai lầm ở điểm này. Việc chia đúng từ khóa sẽ giúp bạn biết đúng nhu cầu của khách hàng, dẫn đến trang đích sẽ thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

Trang đích có chất lượng kém

Trang đích có chất lượng kém, không đem được thông tin có ích cho khách hàng được chạy ADS Google không những không đem về hiệu quả mà còn phản tác dụng ngược.

Tự chạy chiến dịch khi chưa rõ cách vận hành của ADS Google

Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ cách vận hành của ADS Google nhưng vẫn muốn tiết kiệm chi phí bằng cách tự thực hiện thì không khác gì đang “ném tiền qua cửa sổ”. 

Thuê chạy quảng cáo google ở đơn vị kém uy tín

Đừng ham rẻ mà lựa chọn những đơn vị kém uy tín để thực hiện chiến dịch ADS Google. Có một số  tiêu chí mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn đơn vị thực hiện đó là: 

  • Nói không với blackhat (công nghệ đen).
  • Cam kết minh bạch về số liệu quy trình.
  • Cam kết chặt chẽ về các chỉ số (bao gồm cả những rủi ro).

Bảng giá chạy quảng cáo Google Ads 2023

Tùy theo mục tiêu chiến dịch, loại hình quảng cáo và cam kết chỉ tiêu mà chi phí chi trả cho đơn vị thứ ba thực hiện là khác nhau.

Sách hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords

Một số cuốn sách hướng dẫn chạy ADS Google hay và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là: 

  • Bùng nổ doanh số với Google Ads – MediaZ
  • Google AdWords for Beginners: A Do-It-Yourself Guide to PPC Advertising – Corey Rabazinsk
  • Ultimate Guide to Google AdWords: How to Access 100 Million People in 10 Minutes – Perry Marshall & Bryan Todd
  • Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords – Nguyễn Phúc Linh
  • The Definitive Guide to Google Adwords – Bart Weller & Lori Calcott

(Nguồn: Sưu tầm)

The Tips đã chia sẻ, hướng dẫn chạy ADS Google đến các bạn trong nội dung bài viết này. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể thực hiện thành công chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp của mình nhé!