Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời cho đến 1-6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài khác hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Thời tiết nóng – lạnh, các loại âm thanh khác nhau,… không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo tâm lý lo sợ và khóc thường xuyên. Chính […]

Đã cập nhật 2 tháng 10 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời cho đến 1-6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài khác hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Thời tiết nóng – lạnh, các loại âm thanh khác nhau,… không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo tâm lý lo sợ và khóc thường xuyên. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ được tốt nhất, Cleanipedia sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời, 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi cho đến 6 tháng tuổi.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời cho đến 1-6 tháng tuổi

1. Những lưu ý chính khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi:

1.1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ nhiều là hoàn toàn bình thường

Trẻ dưới 1 tháng tuổi hầu như ngủ nhiều cả ngày. Vì giấc ngủ sẽ giúp trẻ tích nạp đủ năng lượng và chuẩn bị tăng trưởng, phát triển nhảy vọt. Trẻ chỉ thức dậy khi có nhu cầu uống sữa, tã ướt. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ ngủ quá nhiều thì nên đánh thức trẻ dậy 2 – 3 giờ/lần để cho bé bú. Vì nếu ngủ hơn 4 – 5 giờ mà không được nạp đủ lượng sữa sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt năng lượng, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Mặt khác, khi dậy thì trẻ vô cùng đói và bú liên tục dễ khiến trẻ bị sặc sữa.

1.2. Sữa non là kháng thể cho trẻ sơ sinh

Sữa non là sữa mẹ được tiết ra trong 7 ngày đầu sau sinh. Trong sữa non có hơn 4.000 bạch cầu/1cm3 và chất IgA cao gấp nghìn lần so với sữa thường. Những chất này giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Theo các báo cáo nghiên cứu, những trẻ được uống sữa non đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy thấp hơn.

1.3. Luôn giữ ấm cơ thể trẻ sơ sinh

Khi mới chào đời, trẻ phải tự học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ da thích nghi với môi trường. Chính vì vậy, trẻ sẽ cần rất nhiều thời gian để quen với môi trường. Mẹ hãy luôn để ý giữ ấm cơ thể trẻ thường xuyên. Nếu để trẻ bị rét, lạnh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây hại cơ thể.

1.4. Trẻ sẽ đi ra phân su trong 1 ngày sau sinh

Phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh. Nếu sau 1 ngày sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa đi ngoài phân su thì bạn ngay lập tức báo cho bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm theo bệnh lý: bệnh xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.

1.5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng (thiếu tháng)

Với những trẻ sơ sinh non tháng hoặc thiếu tháng thì bạn cần luôn tuân theo yêu cầu và các chỉ định điều trị của bác sĩ. Sau khi không còn dấu hiệu bất thường và được bác sĩ đồng ý cho xuất viện thì bạn mới nên đưa bé về nhà chăm sóc.

So với trẻ sơ sinh đủ tháng thì trẻ sơ sinh thiếu tháng cần được bú sữa thường xuyên hơn. Về căn bản, trẻ sơ sinh non tháng không được hoàn thiện về mặt thể chất, cơ thể nên cần bù đắp nhiều năng lượng. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và chia thành từng bữa nhỏ. Lưu ý: không nên dồn bú sữa 1 lần quá nhiều sẽ khiến trẻ bị nôn trớ. 

cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

2. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi:

Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi, đặc biệt khi mới chào đời là lúc trẻ sơ sinh nhạy cảm nhất với môi trường xung quanh. Thời gian 7 đầu đầu sau sinh hay 1 tuần tuổi là khoảng thời gian giúp trẻ làm quen thích với môi trường. Nếu không thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách thì khả năng trẻ bị tử vong là rất cao. Vì thế, để giúp những ai lần đầu làm mẹ, Cleanipedia sẽ hướng dẫn thật chi tiết để giúp bạn bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất:

2.1. Cách bế trẻ sơ sinh

Hệ thống cơ xương của trẻ khi mới sinh ra còn rất mềm nên bạn cần lưu ý cách bế trẻ sơ sinh hết sức cẩn thận.

  • Hãy dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ mông và ôm sát bé vào lòng. 
  • Bạn hãy vuốt ve và âu yếm để tạo được tình cảm giữa cha mẹ và bé, đồng thời cũng giúp cho các giác quan trẻ phát triển. 
  • Khi đặt bé lên giường, bạn không nên dùng gối đầu quá cao sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ. 

Lưu ý: không bế xốc, rung lắc hay đưa nôi quá mạnh gây tổn thương đến cơ thể bé.

Cách bế trẻ sơ sinh cho bú mẹ

2.2. Cho bé sơ sinh bú mới chào đời

Khi bé mới sinh ra, cơ thể cũng như dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi lần bú. Trong 24h khi bé mới chào đời, bạn nên cho bé bú cách khoảng 2 – 3 tiếng một lần, sẽ có thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của trẻ. Bạn cũng cần lưu ý dấu hiệu khi bé đói như khóc to, mút tay, chép môi, quay đầu để tìm ti mẹ,…

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh là không nên cho bé vừa nằm vừa bú sẽ khiến bé dễ bị sặc, nôn trớ sữa. Sau khi bú, bé cần được ợ hơi để bụng được dễ chịu. Bạn có thể để bé tựa trên vai mình, đỡ mông bé và vỗ nhẹ lưng. Các mẹ cũng không cần lo lắng khi bé bị nấc trong 24h đầu mới sinh, bởi đây là hiện tượng bình thường.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa

2.3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi tắm và vệ sinh rốn;

Nhắc đến cách chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ tuyệt đối không được lơ là vệ sinh cơ thể và vùng rốn của bé. Chăm sóc rốn cũng như cách tắm cho trẻ sơ sinh được thực hiện theo các bước như sau:

  • Rốn là cửa ngõ cơ bản thường gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Cha mẹ nên rửa rốn hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng. Sau đó, bạn lau khô bằng gòn và tăm bông vô trùng. Sau khi vệ sinh rốn không nên bôi chất gì lên rốn và nên để hở rốn để nó mau khô, dễ rụng.
  • Khi tắm bé cha mẹ cần chuẩn bị trước quần áo, khăn lau, áo choàng tắm cho bé, thuốc nhỏ mắt, mũi và bông ngoáy tai. Sau khi tắm xong bé có đồ để sử dụng ngay, tránh bị lạnh hay cảm gió. Cha mẹ nên tắm cho bé bằng xà phòng có độ kiềm thấp dùng cho sơ sinh. Nhẹ nhàng gội đầu và tắm kỹ các vùng có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, vùng sinh dục. Sau đó lau khô cơ thể và đầu cho bé, mặc quần áo sơ sinh sạch, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Đối với thời gian tắm cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cũng không nhất thiết phải tắm hàng ngày cho bé, nhất là vào những hôm thời tiết quá lạnh.
cách tắm cho trẻ sơ sinh

2.4. Chăm sóc vùng da và vệ sinh miệng, lưỡi, tai, mũi cho bé

Da trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng là nên chọn các sản phẩm chăm sóc da có độ kiềm thấp, dịu nhẹ và không gây cay mắt. Bố mẹ nên thoa kem dưỡng da và sử dụng phấn rôm chuyên dụng cho những vùng dễ bị hăm da.

Đối với mắt, mũi, miệng và lưỡi, các bậc phụ huynh nên thường xuyên nhỏ thuốc mắt, mũi và lau miệng trẻ sau khi bú bình. Việc này cần phải làm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

2.5. Cách đội mũ, quấn tã, đeo bao tay, chân cho trẻ sơ sinh:

Khi chào đời, em bé thoát khỏi sự bao bọc của cơ thể mẹ và tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ cần phải giữ ấm cho cơ thể bé. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng đắn là mẹ nên chú ý đến việc đội mũ và quấn tã cho bé.

  • Đội mũ che thóp là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng đừng lạm dụng việc đội mũ liên tục. Chỉ khi ra ngoài lạnh mới cần che thóp. Khi bé ở trong nhà hoặc nơi kín gió, hãy để đầu bé được thoáng mát. Do cơ thể bé cũng tự có khả năng điều hòa thích nghi nên nếu cứ đội mũ kín mít, bé sẽ bị ngứa ngáy khó chịu, ra nhiều mồ hôi. Điều này sẽ dẫn đến sốt cao nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm mà bố mẹ hay gặp phải là quấn tã quá ấm hay quá chặt. Nhiều người cho rằng quấn chặt tã khiến bé ít bị giật mình, dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hành động này dễ làm ép khớp háng của bé. Khi đó, chân của bé sẽ bị lệch trục, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ. Không chỉ vậy, quấn chặt tã còn là nguyên nhân khiến bé bị ngạt thở, bí bách và nóng.
  • Bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này da bé cực kỳ nhạy cảm. Khi mua mũ nón, quấn tã cho bé nên chọn chất liệu vải mềm mại, nhẹ nhàng trên da bé. Mẹ nên sử dụng nước xả vải dành cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần giặt để giúp sợi vải mềm mại, thông thoáng hơn.

2.6. Lưu ý đến nhiệt độ trẻ sơ sinh:

Song hành với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên thì bạn phải kết hợp đo nhiệt độ trẻ thường xuyên. Nhiệt độ trẻ sơ sinh ở mức bình thường là 36.5 đến 37 độ C.

  • Khi trẻ có nhiệt độ 37.5 độ C: bạn hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, không đắp chăn trùm kín trẻ. Ngoài ra, mẹ nên tăng cường lượng sữa cho bé bú nhiều hơn sẽ giúp giảm nhiệt.
  • Khi trẻ có nhiệt độ cao hơn 38 độ C: lúc này trẻ đã bị sốt, mẹ hãy tiến hành lau mát ở tại vị trí: hai bên nách, bẹn, trán. Nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, bạn nhanh chóng bế trẻ đến Bệnh Viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi của mẹ Nhật:

Sau khi qua 1 tháng tuổi thì các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ sẽ không còn đe dọa đến trẻ. Mặt khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phần nào cũng dễ dàng và nhiều “thú vị” hơn nhiều. Hiện nay, các phương pháp chăm sóc bé sơ sinh của mẹ Nhật khá nổi tiếng và được rất nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Phương pháp này là một cách “rèn nếp trẻ sơ sinh” giúp con ăn ngon, ngủ khỏe và tự lập trong tương lai. Sau đây, Cleanipedia sẽ bật mí cho bạn nhé!

3.1. Dỗ bé ngủ theo phong cách Nhật

Dỗ cho con ngủ mà không cần bế trên tay là một trong những bài học đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi làm mẹ. Nhiều bố mẹ Việt có thói quen bế con trong lòng và đung đưa cho con ngủ. Điều này giúp con gần mẹ, thích thú nhưng cũng khiến con phụ thuộc, không tự lập. Do đó khi đặt vào nôi, con lại giật mình thức giấc, và bé sẽ khóc đòi bố mẹ dỗ dành khi bé thức giấc suốt đêm.

Cách dỗ con ngủ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật thì không như vậy. Họ cho trẻ bú vừa đủ rồi để trẻ ngủ một mình trong nôi, có thể chung hoặc khác phòng với bố mẹ. Trẻ sẽ phải tự mình vỗ giấc ngủ chứ không được ỷ lại, làm nũng, ăn vạ. Chỉ khi trẻ cần và báo hiệu bằng tiếng khóc thì những người mẹ Nhật mới xuất hiện để giúp đỡ.

Ngoài ra, họ còn khuyến khích trẻ vận động hay nghe nhạc, trò chuyện, xoa chân hay làm mặt xấu trêu chọc bé để bé không ngủ ngày nhiều, hạn chế trường hợp đêm bé không ngủ được. Thay vào đó, họ cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn để lấy lại sức trong ngày. Chính vì thế, trẻ em Nhật trở nên tự lập và những người Nhật cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm con.

3.2. Cách cho bé ăn dặm và thực đơn dinh dưỡng

Đối với trẻ Việt Nam, món ăn dặm thường là hỗn hợp protein (thịt/ cá/ trứng/ tôm…), rau củ và Cháo (cơm xay, bột) được nêm nếm vừa miệng. Đây là thực đơn được những người mẹ tin rằng sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ trong một lần ăn. Tuy nhiên, điểm trừ của nó là trẻ sẽ không thể cảm nhận được hương vị của từng thực phẩm khác nhau và mẹ sẽ không biết được trẻ thực sự thích loại nào các trong món ăn đó.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên của người Nhật thì hoàn toàn ngược lại. Họ cho con ăn thử từng loại thực phẩm riêng biệt, không nêm hoặc nêm rất ít gia vị. Sau đó để trẻ tự bày tỏ phản ứng thích hay không thích thức ăn đó. Từ cơ sở này, họ sẽ thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật riêng biệt cho con mình để đảm bảo dù món ăn không được nêm nếm nhiều thì trẻ vẫn ăn ngon miệng.

Ngoài việc tập ăn thức ăn, người Nhật còn chú ý dạy bé về kỹ năng nhai thức ăn. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn. Tất cả những kỹ năng trên sẽ giúp bé sớm biết ăn một cách độc lập, được tự thưởng thức món ăn và được tự cảm nhận mùi vị món ăn của mình.

3.3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong các bữa ăn

Ở Việt Nam những người mẹ luôn phải khổ sở ép con ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ phần để mong con không bị suy dinh dưỡng. Trái với điều đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật hoàn toàn dựa vào nhu cầu ăn của bé. Nên bé yêu luôn ăn trong tâm thế thoải mái nhất, hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Khi trẻ không chịu ăn tiếp thì họ cũng không ép con phải ăn hết suất.

Bên cạnh đó, họ chỉ cho trẻ uống nước sau khi ăn xong chứ không phải là trong quá trình ăn như thói quen của những người Việt. Bởi vì khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị chứa enzym phân giải chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất bổ. Nước trắng sẽ làm loãng dịch vị này khiến thức ăn không được phân giải hết dưỡng chất và quá trình tiêu hóa cũng không tối ưu.

Chăm trong từng bữa ăn

3.4. Trẻ sơ sinh cũng cần được vận động thoải mái

Kể cả những lúc con hoàn toàn khỏe mạnh, những người mẹ Việt truyền thống cũng thường để bé được bọc kỹ bằng khăn, vải đặt ngay ngắn trên giường và có ai bên cạnh. Họ tưởng như vậy là an toàn tuyệt đối cho con nhưng cũng vô tình khiến con bí bách và lười vận động.

Ngược lại, người Nhật luôn cho con môi trường thoải mái nhất để vận động. Chỉ cần con đủ ấm và được nằm trong phạm vi cho phép, mọi hoạt động quơ tay, đạp chân của con sẽ được tự do. Thói quen này giúp trẻ sơ sinh vận động nhiều hơn, máu huyết lưu thông tốt hơn giúp cơ thể phát triển cơ xương và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Khi lựa chọn quần áo cho trẻ cũng ưu tiên những loại trang phục thoải mái, mềm mại thông thoáng. Những người mẹ cần lưu ý quần áo sau nhiều lần giặt quần áo sẽ bị thô cứng do tác động lực trong quá trình giặt. Vải thô ráp dễ cọ xát làm tổn thương da bé. Vì vậy, bạn nên ngâm quần áo với nước xả vải sau mỗi lần giặt. Nước xả vải giúp ổn định lại cấu trúc vải giúp quần áo mềm mại, thoáng mát hơn.

Trẻ luôn luôn cần được thoải mái

Hy vọng, với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh đã được nêu trên, các bậc phụ huynh sẽ có thể nuôi dạy bé theo cách tốt nhất có thể để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh nhé.

Nguồn: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh Cleanipedia

Xem chúng tôi tại:

http://chuanmen.edu.vn/threads/ngan-ngua-nhung-moi-nguy-hiem-khi-tre-bat-dau-biet-di.114517/
https://tinhte.vn/thread/so-tay-huong-dan-lan-dau-lam-me.3229297/
https://www.click49.net/forum/threads/dich-vu-cham-soc-me-va-tre-so-sinh.518255/
https://vatgia.com/user-profile/raovat/16154100
https://www.vietnamta.vn/blog/8961/c%C3%A1ch-ch%C4%83m-s%C3%B3c-tr%E1%BA%BB-s%C6%A1-sinh/
https://momreview.vn/threads/om-tre-so-sinh-dung-cach-la-nhu-th-nao.8273/
http://muabanplus.com/dich-vu-cham-soc-me-va-be-moi-nhat-tai-tphcm.t145373/
https://chocontre.vn/xemchude/6048/loi-khuyen-gianh-cho-cha-me-khi-cham-soc-tre-so-sinh.html
Forum