Hội chứng kém hấp thu

Mục lục 1 Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu 1.1 Hội chứng kém hấp thu là gì? 2 Triệu chứng kém hấp thu 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng kém hấp thu là gì? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Biến chứng của hội chứng kém hấp thu 3.1 […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Hội chứng kém hấp thu

Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu là gì?

Khi bạn ăn những thực phẩm lành mạnh, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin từ chúng. Tuy nhiên, đối với người bị hội chứng kém hấp thu, cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này.

Vấn đề tiêu hóa này có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy.

Quan trọng hơn, hội chứng kém hấp thu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ cao nhiễm trùng và gãy xương.

Triệu chứng kém hấp thu

Những dấu hiệu và triệu chứng kém hấp thu là gì?

Hội chứng kém hấp thu gây khó chịu ở bụng, bao gồm chướng khí và đầy hơi. Các triệu chứng khác gồm:

  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Phân có mùi hôi và lỏng
  • Phân lớn và có màu sáng
  • Phân khó rửa vì chúng trôi nổi hoặc dính vào bồn cầu
  • Sụt cân
  • Phát ban da có vảy

Tiêu chảy mãn tính (hoặc liên tục) là một dấu hiệu rất phổ biến của hội chứng kém hấp thu. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng trên.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Biến chứng của hội chứng kém hấp thu

Biến chứng của hội chứng kém hấp thu là gì?

Nếu không bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, hội chứng có thể gây ra:

  • Nguy cơ cao bị nhiễm trùng
  • Gãy xương
  • Trẻ tăng cân và tăng trưởng chậm

Một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A và kẽm, rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và phát triển. Nếu cơ thể không hấp thu các vitamin và khoáng chất quan trọng, sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây hội chứng kém hấp thu

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng kém hấp thu?

Thông thường, các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thu sẽ qua ruột non và vào máu.

Sau đó, máu mang chất dinh dưỡng, chẳng hạn như canxi hoặc protein đến xương, cơ và các cơ quan. Phần còn lại không được hấp thu sẽ được thải ra ngoài qua trực tràng.

Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến quá trình đó.

Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có thể làm tổn thương thành ruột, làm các chất dinh dưỡng không thể vượt qua được. Do đó, các chất này sẽ được đưa xuống trực tràng và thải ra ngoài.

Một số nguyên nhân khác gây kém hấp thu bao gồm:

  • U xơ nang và các bệnh khác ảnh hưởng đến tuyến tụy.
  • Không dung nạp lactose hoặc các tình trạng khác liên quan đến enzyme.
  • Rối loạn đường ruột như bệnh celiac (khi gluten từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen kích hoạt hệ miễn dịch tấn công cơ thể).

Bệnh celiac có thể gây tổn thương các thành ruột, làm cho các chất dinh dưỡng khó hấp thu vào máu.

Nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu

Những ai thường có nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu?

Trẻ bị đau bụng nghiêm trọng có thể có nguy cơ cao mắc hội chứng kém hấp thu trong thời gian ngắn. Có thể không cần điều trị cho tình trạng tạm thời.

Hội chứng kém hấp thu liên tục có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn có một trong các bệnh tiêu hóa sau đây:

  • Bệnh celiac.
  • Bệnh xơ nang (cơ thể của bạn tạo ra chất nhầy dày gây trở ngại cho phổi và sức khỏe tiêu hóa).
  • Bệnh Crohn (tình trạng viêm do rối loạn này làm cho ruột của bạn khó hấp thu chất dinh dưỡng hơn).

Những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng:

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh trong thời gian dài
  • Phẫu thuật đường ruột
  • Đi du lịch đến những nơi có dịch nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Chẩn đoán và điều trị hội chứng kém hấp thu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng kém hấp thu?

Khi bác sĩ nghi ngờ hội chứng kém hấp thu, họ sẽ hỏi các triệu chứng của bạn và các loại thực phẩm bạn ăn.

Bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, bao gồm:

  • Kiểm tra phân: nếu có quá nhiều chất béo trong phân nghĩa là bạn bị kém hấp thu.
  • Kiểm tra hơi thở Lactose hydrogen: bác sĩ có thể thấy cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào bằng cách đo lượng khí hydro trong hơi thở sau khi bạn uống dung dịch đường sữa (lactose).
  • Kiểm tra mồ hôi: nghiên cứu mẫu mồ hôi có thể giúp bác sĩ chẩn đoán u xơ nang. Một trong những tác động của căn bệnh này là gây thiếu enzyme để cơ thể tiêu hóa thức ăn.
  • Sinh thiết ruột non: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ bên trong ruột non và nghiên cứu xem nó có dấu hiệu nhiễm trùng hay các vấn đề khác hay không.
  • Nội soi.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng kém hấp thu?

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng.

Bạn có thể thiết kế một chế độ ăn uống đặc biệt gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Bạn cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt bằng thực phẩm chức năng.

Đôi khi, nguyên nhân gây hội chứng kém hấp thu là do đường ruột hoạt động quá mức. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để giúp bạn thư giãn và giúp các chất dinh dưỡng đi vào máu.

Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh.

Chế độ sinh hoạt cho người bị hội chứng kém hấp thu

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn phòng ngừa và điều trị hội chứng kém hấp thu?

Rất khó để phòng ngừa hội chứng kém hấp thu, đặc biệt nếu bạn bị bệnh loét dạ dày, u xơ nang hoặc các bệnh mãn tính khác.

Bạn thường xuyên đến gặp bác sĩ để quản lý các bệnh này. Bạn nên sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc kháng sinh cẩn thận và chỉ khi cần thiết.

Nếu bạn muốn thiết kế một chế độ ăn uống đặc biệt giàu chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ, y tá hoặc chuyên viên dinh dưỡng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thực đơn ăn chay khi mang thai dinh dưỡng cho mẹ bầu
  • Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương
  • Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả nhà

Tags: