Tiếng Anh ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của thế hệ trẻ bởi sự hội nhập quốc tế như hiện nay. Có rất nhiều cách học tiếng Anh được lan truyền rộng rãi trên Internet, tuy nhiên phương pháp phổ biến, được ứng dụng nhiều nhất là học tiếng Anh theo chủ đề. Cùng ELSA Speak tìm hiểu về các nguyên tắc về cách học hữu ích này nhé!
Lý do nên học tiếng Anh theo chủ đề
Mỗi người sẽ có một cách học riêng cho bản thân, tuy nhiên, học tiếng Anh theo chủ đề là một trong những cách được các chuyên cao đánh giá cao. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu tại sao đa số mọi người học tiếng Anh đều đi theo phương pháp này.
- Phản xạ tiếng Anh tăng lên rõ rệt
Nếu muốn nói tiếng Anh lưu loát, tập luyện phản xạ là vô cùng cần thiết. Bạn cũng cần phải biết rằng, có vốn từ vựng tốt là một yếu tố làm nên điều này. Tại sao học từ vựng lại hỗ trợ phản xạ tốt hơn? Đơn giản thôi, khi tích lũy các trường từ vựng liên quan đến nhau, bộ não sẽ kích hoạt tra từ và dự đoán những từ liên quan giúp bạn nghe hiểu và phản xạ nhanh khi giao tiếp với người khác. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm nghĩa và cách dùng của một từ vựng nào đó, những gì là vốn liếng từ vựng trước đây cứ thế tự động tuôn trào.
- Dễ dàng liên tưởng nội dung
Nếu viết tất cả từ vựng ra giấy như là mớ từ vựng hỗn độn thì rất khó nhớ, song không biết ở đâu, chỗ nào mà tìm. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian tìm kiếm, gây chán nản.
Ví dụ, học từ vựng về các loại nhà ở và nội thất bếp. Bạn có thể học và tìm từ vựng, cụm từ liên quan mà có liên quan đến chủ đề đó. Hơn nữa, tìm những hình ảnh của chính đồ vật đó cũng giúp bạn nhớ lâu hơn.
- Nhớ từ vựng/mẫu câu nhanh và lâu hơn
Có lẽ không ít người học tiếng Anh suốt nhiều năm ở trường nhưng học trước quên sau. Sau khi trải qua các kỳ thi thì quên hết những gì đã học. Bởi, đa số cách học hiện nay theo kiểu ghi ra giấy từng từ, chép đi chép lại học rập khuôn, máy móc. Và các từ này thì chẳng liên quan gì tới nhau. Đó cũng là lý do vì sao học xong được vài bữa lại quên hẳn luôn. Thế nhưng nếu học tiếng anh theo chủ đề thì bạn sẽ thấy những từ vựng ở lại rất lâu trong bộ nhớ của mình. Tại sao lại thế? Vì học theo chủ đề chúng ta sẽ học từng từ, cụm từ có liên quan. Và khi não bộ tìm lại thông tin dễ hơn, ít tốn thời gian hơn, chỉ cần nhớ một vài từ quan trọng có thể nhớ được cả trường từ vựng.
Sau khi học từ vựng, các bạn nên viết thành đoạn văn hoặc tự tạo tình huống thực tế để đồng thời phản xạ tiếng anh được cải thiện hơn nhé!
- Tạo cảm hứng cho người học
Nếu tìm kiếm và học tiếng Anh theo từng từ rời rạc đem đến sự nhàm chán, học tiếng Anh theo chủ đề lại khác hoàn toàn. Bạn có thể tự chọn cho mình chủ đề mà bản thân đam mê để học trước. Ví dụ, bạn yêu thích đồ nội thất hay ẩm thực, hãy tìm những đoạn phim ngắn hoặc các bài báo nói về chủ đề đó để chinh phục toàn bộ từ vựng liên quan đến lĩnh vực đó. Từ đó, tiếng Anh của bạn sẽ tốt và hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần bạn nắm được khoảng 3000 từ vựng tiếng anh trong các chủ đề thông dụng là đã có thể giao tiếp thành thạo. Một điều thú vị là khi học tiếng anh theo chủ đề thì mỗi chủ đề đều có ví dụ minh họa rõ ràng kèm theo hình ảnh sinh động. Vì vậy, phương pháp này tạo hứng thú học hơn cũng như tạo động lực cho bạn để học tiếng anh tốt hơn.
4 nguyên tắc học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề
Hiểu rõ cơ chế hoạt động của não bộ
Não bộ con người có thể ghi nhớ thông tin chỉ trong 1 – 2 lần tiếp xúc, nếu đó là thông tin gây hứng thú và ấn tượng. Đối với những thông tin không hứng thú sẽ được ghi nhớ nếu lặp lại khoảng 7 lần tách biệt.
Do vậy, việc cố nhồi nhét kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn sẽ chỉ giúp bạn nhớ được vài ngày đến vài tuần. Nếu muốn nhớ từ vựng lâu hơn, bạn cần chia nhỏ các lần học ra và có sự ôn luyện, tiếp xúc, sử dụng thường xuyên.
Tạo kỷ luật cho bản thân
Động lực là điều có thể thay đổi theo thời gian, chỉ có kỷ luật mới giúp bạn kiên trì học từ vựng và đạt mục tiêu của mình. Để việc học này không chỉ diễn ra trong vài ngày đầu đầy hứng khởi, bạn cần siết chặt kỷ luật của bản thân bằng cách đặt ra những mục tiêu bắt buộc phải hoàn thành mỗi ngày. Ví dụ như mỗi ngày phải đọc ít nhất một đoạn văn hay một bài báo tiếng Anh, nghe một đoạn hội thoại tiếng Anh để thu thập thêm từ và xem cách từ vựng được sử dụng như thế nào trong thực tế. Để đảm bảo kỷ luật, hãy tự lập thời gian biểu cho từng tuần, từng tháng.
Học chất lượng, không học số lượng
Nhiều người đặt mục tiêu học 50 từ một ngày, nhưng việc này là quá sức đối với não bộ. Với 50 từ đó, đôi khi bạn chỉ nắm được mặt chữ mà chưa biết cách phát âm hay cách dùng từ trong từng văn cảnh khác nhau. Phương pháp học này khiến bạn quên rất nhiều từ trong số 50 từ đó sau một vài ngày, thậm chí vài giờ đồng hồ.
Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu chỉ nên học tối đa 5 từ mới một ngày, trình độ trung cấp thì học tăng gấp đôi, đến trình độ nâng cao mới học khoảng 15 từ một ngày. Và nhớ là ôn luyện và tập sử dụng những từ đã học mỗi ngày đấy!
Chọn từ vựng phù hợp với cấp độ
Quan điểm nhồi nhét, học càng nhiều càng tốt, gặp từ nào là học từ đó là sai lầm. Bạn nên học những từ mình cần và phải đúng với trình độ của bản thân tại thời điểm đó. Ở trình độ cơ bản, bạn chỉ nên học các học từ vựng ở cấp độ A1, A2 (A1, A2 là cấp cơ bản theo khung tham chiếu châu Âu; B1, B2 là trình độ trung cấp và C1, C2 là trình độ nâng cao). Khi đã “sắm” đủ vốn từ cơ bản, bạn mới nên học lên các nhóm từ vựng ở cấp độ khó hơn. Nếu bạn chưa biết từ vựng mình đang học thuộc nhóm cơ bản hay nâng cao, bạn có thể tra các từ điển online như Cambridge.
Các chương trình truyền hình thực tế giúp quá trình học tiếng Anh theo chủ đề thú vị hơn
Nếu muốn tăng khả năng nghe hoặc vốn từ vựng, những chương trình truyền hình thực tế là phương pháp hữu ích cho mọi người học. ELSA Speak sẽ gợi ý cho bạn một số chương trình thú vị dưới đây.
The Apprentice (Người tập sự)
Là chương trình truyền hình thực tế dành cho những người yêu thích các lĩnh vực kinh doanh, marketing, kinh tế và quản trị. Chương trình này được đầu tư sản xuất bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông là một nhà đầu tư bất động sản, một diễn giả, một nhà kinh doanh, là chủ tịch của tập đoàn The Trump Organization, người sáng lập Trump Entertainment Resorts.
Chương trình thực tế The Apprentice sản xuất đã mang lại thành công cho ông khi được nhiều khán giả truyền hình yêu mến và theo dõi. Người trụ lại cuối cùng của mỗi mùa thi đấu sẽ được làm việc cho tập đoàn Trump danh giá.
American Idol
Đây là một cuộc thi âm nhạc trên truyền hình rất nổi tiếng, không chỉ ở nước Mỹ – cái nôi của American Idol, mà còn nổi tiếng khắp 5 châu, được nhiều quốc gia mua bản quyền sản xuất, trong đó có cả Việt Nam (Vietnam Idol).
Cha đẻ của chương trình là Simon Fuller. Những thí sinh sau khi bước ra từ chương trình này đều sở hữu một lượng fan cố định, bắt đầu bước vào thế giới giải trí và ca hát chuyên nghiệp.
Masterchef (Vua Đầu Bếp)
Là một chương trình truyền hình cực kỳ nổi tiếng về lĩnh vực ẩm thực trên toàn thế giới. Người chơi là những đầu bếp nghiệp dư, nhiệm vụ chính của những người chơi là trổ tài năng nấu nướng các món ăn ngon và đặc sắc nhất. Hai đầu bếp xuất sắc cuối cùng sẽ phải nấu một bữa ăn thịnh soạn để dành chiếc cúp Masterchef, được xuất bản một quyển sách dạy nấu ăn dành cho người chiến thắng, kèm theo đó là phần thưởng có giá trị bằng tiền mặt. Gordon Ramsay là vua đầu bếp nổi tiếng của Mỹ kiêm người dẫn chương trình chính.So với cách học truyền thống, học tiếng Anh theo chủ đề mang lại rất nhiều lợi ích cho người học. Một từ tiếng Anh có rất nhiều nghĩa phụ thuộc vào từng ngữ cảnh. Vì vậy, hãy nhớ luyện tập cùng ELSA Speak mỗi ngày để bỏ túi kho từ vựng khổng lồ cho bản thân.
Nguồn: Học tiếng Anh theo chủ đề cực kỳ đơn giản và hiệu quả