Việc hiểu rõ cách sơ cứu nhồi máu cơ tim là điều hết sức quan trọng để giúp chính bạn và người thân giành lấy mạng sống từ tay tử thần.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt, tình trạng này còn diễn tiến rất nhanh, khiến bạn và người thân dễ rơi vào thế bị động. Chính vì vậy, theo các bác sĩ, để bảo vệ chính mình và những người thân trong gia đình, bạn cần tìm hiểu thật kỹ một vài cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản để phòng tình huống khẩn cấp. Dưới đây là một số cách sơ cứu hữu ích mà Hello Bacsi đã sưu tầm, bạn có thể tham khảo.
Nhồi máu cơ tim – Hiểu đúng để điều trị hiệu quả
Tim là cơ quan rất quan trọng, có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể và được nuôi dưỡng bởi 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Bạn sẽ bị nhồi máu cơ tim nếu một trong hai động mạch này bị tắc nghẽn hoàn toàn. Lúc này, lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột, một vùng cơ tim sẽ không nhận đủ oxy, dinh dưỡng, dần dần sẽ khiến cho tế bào cơ tim bị hoại tử và chết đi.
Thông thường, nguyên nhân chính gây ra sự tắc nghẽn này là do các mảng xơ vữa được cấu thành từ cholesterol và các chất thải trong máu tích tụ tại thành mạch. Đến một thời điểm nào đó, các mảng xơ vữa này sẽ bị bong tróc và nứt vỡ, dẫn đến việc hình thành cục máu đông làm bít tắc lòng mạch máu, khiến máu không lưu thông đến tim. Từ đó, dẫn đến hoại tử và chết vùng cơ tim, gây nên nhồi máu cơ tim.
Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Theo một nghiên cứu do Đại học Arkansas, hoa Kỳ thực hiện, 95% số người sống sót sau nhồi máu cơ tim đã có dấu hiệu trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng nhưng lại chủ quan, bỏ mặc hoặc có thể chính bản thân họ cũng không biết rõ đây là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy đến. Nếu bạn cũng là một người ít chú tâm đến việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh này, hãy tìm hiểu nó ngay hôm nay bởi những kiến thức này chắc chắn sẽ khiến bạn gặp nhiều may mắn hơn so với những người khác. Dưới đây là một số các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim:
- Đau thắt ngực: Đây là dấu hiệu nguy hiểm, một số người sẽ có cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực hoặc có bàn tay của ai đó bóp chặt lấy tim, trong khi một số khác lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm… Đa phần, cơn đau sẽ xuất hiện ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay trong khoảng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.
- Mệt mỏi: 100% người bệnh cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.
- Khó thở: có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực.
- Buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, ợ nóng: Các triệu chứng này xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.
Bên cạnh các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể có các triệu chứng như:
- Chóng mặt, choáng váng
- Cảm giác muốn đi đại tiện
- Toát mồ hôi lạnh
- Vã mồ hôi
- Lo lắng quá mức…
Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim phòng lúc nguy kịch
Theo các chuyên gia, với chứng nhồi máu cơ tim, thời gian là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sinh mạng của người bệnh. Chính vì vậy, trong những tình huống khẩn cấp, bạn cần phải bình tĩnh, gọi ngay cho cấp cứu và trong thời gian chờ, bạn cần thực hiện đúng một số thao tác cơ bản sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim để đem lại cơ hội sống sót cho người bệnh. Thời điểm để xử trí cơn nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất là hai giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xảy ra. Dưới đây là cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản mà bạn nên biết:
Nếu bạn là người bị bệnh:
- Dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất).
- Cởi bớt áo khoác ngoài, nới rộng khăn quàng cổ, cà vạt (nếu có).
- Hít sâu, thở ra từ từ để giúp nhịp tim ổn định.
- Uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực vẫn chưa đỡ, bạn có thể dùng thêm một liều nữa.
- Nếu bạn được bác sĩ cho uống aspirin, hãy uống một viên để phòng ngừa cục máu đông phát triển.
Nếu bạn có người thân bị bệnh hoặc nhận thấy ai đó bị bệnh
Với người bệnh còn tỉnh, bạn hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng. Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin… hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn. Còn nếu họ đã bất tỉnh, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:
- Ép tim ngoài lồng ngực: Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (vùng giữa 2 núm vú, khoang liên sườn 4 – 5 bên trái), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.
- Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra sau. Sau đó bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu là nhân viên y tế hay đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này.
Lối sống khoa học giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa để giúp bản thân và người thân trong gia đình tránh khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Để phòng ngừa, cách đơn giản nhất là bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh:
- Xây dựng một chế độ ăn khoa học: Hạn chế ăn mặn, ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, thịt nạc…
- Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để biết được chế độ tập luyện phù hợp với bản thân. Bạn có thể đi bộ, bơi lội, chạy bộ… để giúp giảm cholesterol, giảm căng thẳng, điều này sẽ giúp trái tim khỏe mạnh hơn.
- Từ bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu, tránh làm việc quá sức vì có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng.
Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống
Với những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, ngoài việc duy trì lối sống khỏe mạnh thì việc sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống (*) là điều cần thiết. Vương Tâm Thống là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược quý như:
● Bồ hoàng: chứa hoạt chất naringenin có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu – nguyên nhân làm dày thêm mảng xơ vữa.
● Đỏ ngọn: chứa nhóm chất flavonoid, có tác dụng bảo vệ tế bào, chống oxy hóa, triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể gây tổn thương mạch máu.
● Cao Natto: có tác dụng phòng ngừa và phá hủy cục máu đông, làm giảm huyết áp.
● Sơn tra: giúp cải thiện chuyển hóa lipid, giảm viêm và bảo vệ tế bào nội mô mạch máu.
Với những thành phần trên, sản phẩm có tác dụng làm tan huyết khối, phòng ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hiệu quả. Vương Tâm Thống là sản phẩm thuộc bản quyền của Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hồng Bàng, đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược uy tín.
Đây cũng là giải pháp mà bác Nhạc (091 546 4796 – số nhà 48 ngõ 171 đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình) tin tưởng lựa chọn để phòng ngừa nhồi máu cơ tim khi biết mình đã mắc bệnh mạch vành nặng với 3 nhánh tắc hẹp, có nhánh lên tới 96%. Bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của bác trong video dưới đây:
Bác Nhạc chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Sơ cứu nhồi máu cơ tim là một cuộc chạy đua với tử thần, sự sống sẽ nằm trong tay những ai biết chủ động phòng ngừa và biết cách ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Hãy bình tĩnh thực hiện theo những hướng dẫn trên, phần thắng chắc chắn sẽ thuộc về bạn.
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bích Ngân / HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim?
- Thay đổi lối sống để điều trị bệnh nhồi máu cơ tim
- Những liệu pháp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim