Google Analytics là gì? Hướng dẫn 6 Bước cài đặt đơn giản

Nếu bạn đã hiểu khái niệm SEO là gì, các công việc On page SEO, Off page SEO cho một chiến dịch. Thì đây là lúc cần tìm hiểu một trong công cụ cơ bản nhất giúp bạn tối ưu hóa website miễn phí đó là Google Analytics. Đây là lần đầu tiên bạn biết […]

Đã cập nhật 23 tháng 5 năm 2019

Bởi TopOnMedia

Google Analytics là gì? Hướng dẫn 6 Bước cài đặt đơn giản

Nếu bạn đã hiểu khái niệm SEO là gì, các công việc On page SEO, Off page SEO cho một chiến dịch. Thì đây là lúc cần tìm hiểu một trong công cụ cơ bản nhất giúp bạn tối ưu hóa website miễn phí đó là Google Analytics.

Đây là lần đầu tiên bạn biết đến công cụ này? Không sao hết, chúng tôi sẽ mang đến cái nhìn toàn thể nhất về công cụ này trong 10 phút sắp tới. Sẵn sàng nhé.

google analytics là gì

Google Analytics là gì?

Nhằm giúp những người làm marketing online thu thập dữ liệu từ hành vi người dùng trên website; qua đó có thể xây dựng nội dung và mang mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Google đã xây dựng một công cụ hoàn toàn miễn phí đó là Google Analytics.

Thay vì cố gắng sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để dự đoán nhu cầu của khách hàng; Google Analytics sẽ giúp bạn phác họa được chân dung những khách hàng tiềm năng.

>>> Xem thêm: Vì sao Landing Page có thể giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi?

Hướng dẫn 6 bước kết nối Google Analytics với website

Bước 1: Truy cập Google Analytics tại: https://analytics.google.com/analytics/web/

Bước 2: Đăng nhập Tài khoản Google

đăng nhập Google Account

Bước 3: Trong giao diện của GA chọn Admin > Tracking info > Tracking code > Copy đoạn code trong phần Global Site Tag (gtag.js)

tracking info
tracking code

Bước 4: Nếu dùng WordPress truy cập vào CMS theo link: domain.com/wp-admin

Bước 5: Tại giao diện của CMS WordPress chọn Appearance > Theme editor > Header.php

Bước 6: Dán đoạn code đã copy ở bước 3 và đật vào dưới thẻ

setup google analytics code

Top 5 tính năng của Google Analytics

1. Real time

real time google analytics

Tính năng này cho bạn biết số lượng người truy cập website tại thời điểm hiện tại. Không những vậy công cụ này còn cho bạn biết những thông tin sau:

  • Khách hàng đến từ kênh nào (Social, Search, Referral,…)
  • Khách hàng đang vào những trang đích nào
  • Vị trí truy cập
  • Từ khóa mang đến khách hàng
  • Chuyển đổi được thực hiện

Việc theo dõi số liệu theo thời gian thực giúp bạn biết được website có đang hoạt động ổn định hay không và có phương pháp xử lý kịp thời.

2. Audience

audience google analytics

Nếu real time chỉ cho bạn những thông tin ở thời điểm hiện tại thì Audience cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về khách hàng ở mọi thời điểm. Một vài thông số bạn cần biết đó là:

  • User: Tổng số lượng người dùng đã truy cập trong thời gian xác định
  • New user: Người dùng mới truy cập vào website trong thời gian xác định
  • Sessions: Phiên truy cập (30 phút sẽ được tính là 1 phiên)
  • Session per User: Số phiên truy cập từ 1 người dùng
  • Pageviews: Tổng số lượt trang đã được xem bởi người dùng (tính luôn cả việc 1 trang được xem lại nhiều lần
  • Pages/ Session: Số trang được xem trong 1 phiên
  • Average Session Duration: Thời gian trung bình của 1 phiên truy cập
  • Bounce rate: Tỷ lệ thoát trang khi người dùng truy cập nhưng không tương tác bất kỳ nội dung nào trên website
  • Ngôn ngữ
  • Vị trí địa lý
  • Trình duyệt (chrome, cốc cốc, firefox,…)
  • Hệ điều hành di động, máy tính bàn
  • Cách người dùng hoạt động trên trang, bắt đầu từ nội dung nào và thoát ra ở đâu

Nhìn chung, tính năng này giúp bạn hình dung, phân loại được những người đã vào website theo những đặc điểm chung từ đó có phương án tối ưu trải nghiệm giúp cải thiện các chỉ số từ đó tạo được độ tín nhiệm với Google; giúp gia tăng thứ hạng tổng thể của website

3. Acquisition

acquisition-google-analytics

Nếu Audience giúp bạn thu thập phân tích số liệu về đối tượng khách hàng thì Acquisition giúp bạn có cái nhìn tổng thể về lượng truy cập từ các kênh marketing online. Có 6 kênh mang lại truy cập được phân chia trong Google Analytics là:

  • Organic Search: Kênh tìm kiếm tự nhiên trên google tìm kiếm – một trong những mục tiêu của SEO
  • Paid Search: Kênh quảng cáo hay còn gọi là Google Adswords -đến từ việc trả phí cho Google để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
  • Direct: Kênh truy cập trực tiếp khi người dùng tới website bằng tên một URL chính xác
  • Social: Những nội dung được chia sẻ trên các mạng xã hội dẫn người dùng về website sẽ được tính trên kênh này
  • Referral: Những nội dung từ những website khác đưa về sẽ được tính vào danh mục này
  • Other: Ngoài ra còn một số website hoặc mạng xã hội chưa được google phân loại sẽ được đưa vào đây (ví dụ: zalo)

Lượng truy cập từ bất cứ kênh nào cũng đều có giá trị như nhau. Tuy nhiên trong một chiến dịch SEO thì Organic Search là chỉ số bạn cần quan tâm.

Ngoài ra việc làm SEO cũng giúp tăng độ nhận diện thương hiệu giúp tăng số liệu từ kênh Direct; tuy nhiên rất khó để đo lường được hiệu quả của SEO trên kênh này.

4. Behavior

behavior google analytics

Behavior cho người quản trị website hiểu sâu hơn về hành vi của người dùng trên website bao gồm:

  • Những nội dung được xem nhiều: Trang, tiêu đề, từ khóa
  • Thời gian trên trang
  • Tỷ lệ thoát trang
  • Tốc độ tải trang: thời gian người dùng có thể tải nội dung của website trên các trang
  • Tìm kiếm trên trang (khi khách hàng tìm kiếm bằng chức năng search sẽ giúp bạn hiểu khách hàng muốn những nội dung nào)

5. Conversion

conversion google analytics

Điều các doanh nghiệp quan tâm nhất đó chính là bán được hàng (buy), là dữ liệu khách hàng (lead), là cuộc gọi (call),… nói chung là giá trị chuyển đổi. Đối với một chiến dịch marketing để đo lường hiệu quả bạn cần xác định được tất cả những chỉ số này. Và đó là lý do đây là tính năng cực kỳ quan trọng mà người dùng GA cần biết.

Bằng cách cài đặt bộ đếm dựa trên hành động của người dùng (điền form, gọi điện, bấm nút mua hàng,…) GA sẽ bạn biết được có bao nhiêu khách hàng chuyển đổi trong thời gian diễn ra chiến dịch từ đó đo đếm được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Lời kết

Đối với bất kỳ chiến dịch marketing nào việc tổng hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu (data) là cục kỳ quan trọng.

Có thể nói đối với người làm SEO thì việc thông thạo hai công cụ Google Analytics và Google Search Console là điều bắt buộc trước khi bắt đầu nghiên cứu một công cụ nào khác. Những công cụ này không chỉ giúp bạn tối ưu website với các công cụ tìm kiếm mà còn có thể giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận từ những khách hàng đến website.