Giải pháp phòng chống thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin khoáng chất được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện. Khi các triệu chứng tiến triển thành bệnh đặc trưng như: bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A,… thì thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng. Thiếu vi chất dinh dưỡng để […]

Đã cập nhật 8 tháng 3 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Giải pháp phòng chống thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin khoáng chất được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện. Khi các triệu chứng tiến triển thành bệnh đặc trưng như: bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A,… thì thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng. Thiếu vi chất dinh dưỡng để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được. Vì thế, cần phải quan tâm nhiều đến việc phòng ngừa thiếu vitamin và khoáng chất

Sự ảnh hưởng nếu cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất

Việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như iốt, vitamin A, sắt, folate, kẽm, mặc dù rất khó phát hiện, song có thể đưa đến những hậu quả to lớn. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Thiếu sắt và  iốt làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ em từ 10-15 điểm. Chính vì các hậu quả nghiêm trọng nói trên, thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân làm giảm 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Giải quyết được tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng sẽ làm tăng năng suất lao động dẫn tới tăng lương từ 5-50% và giúp tới 33% trẻ em có thể thoát nghèo khi trưởng thành (trung tâm Thống kê quốc tế Đan Mạch, 2012).

Ở Việt Nam, tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề thiếu có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi 31,2%, nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%). Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13% trong đó tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng cao hơn ở miền núi (16,1%), nông thôn (13,1%) và thấp hơn ở thành thị (8,2%). Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao tới 69,4%, đặc biệt rất cao ở miền núi (80,8%), nông thôn (71,6%) và ở thành thị có thấp hơn nhưng vẫn khá cao (49,7%). Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai trên toàn quốc đặc biệt cao ở mức 80,3%, và ở miền núi là 87%, ở nông thôn là 80,1%, ở thành phố là 70,8%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng rất cao chiếm 63,6%, tỷ lệ này ở miền núi là 73,4%, nông thôn là 60,3%, và thành thị là 54,5%. Các số liệu trên cho thấy trong số các trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay có gần 1/3 bị thiếu máu và hơn 2/3 bị thiếu kẽm. Thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi dù tỷ lệ có thấp hơn so với thiếu máu thiếu sắt và thiếu kẽm nhưng vẫn nằm ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo ngưỡng đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới. Như vậy, theo ước tính Việt Nam có  khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, thì số trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng là gần 1 triệu.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Khẩu phần ăn của người dân không đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng

Việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất vô cùng quan trọng cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn. Theo điều tra khẩu phần của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể dễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức ăn nguồn gốc thực vật, nhưng các thức ăn động vật đều có giá thành cao nên làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao đặc biệt người dân ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn.

Các giải pháp phòng chống thiếu vitamin và khoáng chất

 1. Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung vi chất dinh dưỡng

Đây là giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Người thiếu dinh dưỡng cần sử dụng bổ sung các loại thuốc, vitamin và khoáng chất, thực phẩm chức năng như: viên sắt, viên đa vi chất hoặc bột bổ sung đa vi chất theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Xem thêm các loại thuốc, vitamin và khoáng chất bổ sung dinh dưỡng

 2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Các thực phẩm như muối, nước mắm, nước tương (xì dầu), hạt nêm, dầu ăn, bột mì… được bổ sung  iốt, sắt, kẽm, vitamin A và phân phối trên toàn quốc. Đây là một giải pháp trung hạn có tính ưu việt cao do có sự tham gia của cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, kẽm và  iốt vào dầu ăn, bột mỳ và muối.

 3. Đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

  Việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm uống bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ y tế là cần thiết nhằm ngăn chặn “nạn đói tiềm ẩn” đang có nguy cơ ảnh hưởng tới tầm vóc và trí tuệ người Việt Nam.

  Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trước tiên cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Mặt khác bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con. Bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ cũng cần được uống vitamin A liều cao (200.000 đv) và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng, đa dạng hóa bữa ăn, thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng rất quan trọng vì nó liên quan đến tình trạng dinh dưỡng nói chung và thiếu vi chất của trẻ nhỏ nói riêng.

Nguồn bài viết:

http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc—su-kien-noi-bat/giai-phap-phong-chong-thieu-vi-chat-dinh-duong.html – PGS.TS. Trần Thúy NgaViện dinh dưỡng Quốc gia

Tham khảo các loại thuốc online tại nhà thuốc Jio Health:

https://jiohealth.com/tin-tuc/transamin-500mg-la-thuoc-gi-cong-dung-lieu-dung-luu-y-khi-su-dung

https://jiohealth.com/tin-tuc/hapacol-la-thuoc-gi-phan-loai-cong-dung-lieu-dung-luu-y-su-dung

https://jiohealth.com/tin-tuc/thuoc-xit-mui-xisat-co-cong-dung-gi-co-bao-nhieu-loai-gia-ban-luu-y-khi-su-dung

Tags: