Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết

Sự tăng trưởng chiều cao sẽ diễn ra liên tục từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ đến tuổi dậy thì. Trong đó, nếu bố mẹ biết cách chăm sóc con vào một số giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ thì sẽ mang đến cho con cơ hội sở hữu chiều […]

Đã cập nhật 21 tháng 5 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
  1. Sự tăng trưởng chiều cao sẽ diễn ra liên tục từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ đến tuổi dậy thì. Trong đó, nếu bố mẹ biết cách chăm sóc con vào một số giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ thì sẽ mang đến cho con cơ hội sở hữu chiều cao mơ ước. Ngoài ra, có nhiều cách để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu. Cụ thể là những cách gì? Mời các bậc cha mẹ tham khảo qua bài viết dưới đây của Huggies nhé!

    Tham khảo thêm: Chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh 

    Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

    Giai đoạn bào thai

    Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, tức thai nhi đã phát triển 16 tuần tuổi, hệ thống xương của em bé dường như đã được hình thành và tiếp tục phát triển nhanh chóng. Trong thời điểm này, bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để giúp xương phát triển chiều cao. Vì thế, sau tháng thứ 4 của thai kỳ là cột mốc rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu cho bé, giúp bé đạt chiều cao tối đa khi chào đời. Đồng thời cũng tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của bé trong tương lai.

    Tham khảo thêm: 

    Sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn tháng 4 của thai kỳ
    Sau tháng thứ 4 của thai kỳ là cột mốc rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Giai đoạn bé từ 0 – 3 tuổi

    Nếu mẹ không biết chiều cao của trẻ được định hình ngay trong thời kỳ bào thai để có thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ thì cũng không cần phải quá lo lắng. Hãy chăm sóc bé thật tốt vào giai đoạn 0 – 3 tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ có thể tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm mỗi năm trong hai năm tiếp theo.

    Tham khảo thêm: 

    Để có thể đạt được kết quả như trên, bố mẹ nên chăm sóc con thật tốt:

    • Về dinh dưỡng: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, bé nên hoàn toàn được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ chứa đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển toàn diện. Sau 6 tháng là giai đoạn cho bé ăn dặm, các mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao như đậu nành, yến mạch, cá hồi và các loại hải sản,… vào khẩu phần ăn uống hằng ngày của bé.
    • Về chăm sóc sức khỏe: Bé cần được tiêm phòng đúng lịch và đủ liều lượng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân và thấp còi. Đồng thời, mẹ có thể cho trẻ tắm nắng từ 15 – 20 phút mỗi ngày vào lúc sáng sớm. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D, hỗ trợ cho sự phát triển hệ thống xương khớp. 

    Tham khảo thêm: 

    Giai đoạn 0 - 3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ
    Từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Giai đoạn dậy thì

    Tuổi dậy thì thường được tính từ khoảng 10 – 15 tuổi, đây là độ tuổi phát triển chiều cao vượt bậc của trẻ. Giai đoạn này, giữa bé trai và bé gái có sự khác nhau về sự phát triển chiều cao. Cụ thể, ở độ tuổi phát triển chiều cao của nữ, bé gái có thể tăng từ 10cm mỗi năm trong giai đoạn 10 tuổi và tăng dần lên cho đến khi đạt 15cm mỗi năm ở giai đoạn tuổi 12. Còn đối với bé trai, tốc độ tăng trưởng là 10cm mỗi năm vào độ tuổi 12 và đạt tối đa đến 15cm mỗi năm cho đến khi trẻ 14 tuổi. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ giảm dần vào độ tuổi 15 ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai. 

    Giai đoạn tuổi dậy cũng là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ, quyết định đến 23% chiều cao trung bình của một người trưởng thành. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong độ tuổi này.

    Các bé gái sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao và đạt chiều cao trưởng thành cuối cùng chỉ trong 2 – 2.5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đa số các bé gái sẽ phát triển chiều cao với tốc độ nhanh chóng khi còn bé. Khi đến độ tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao của lại tăng một cách đột ngột và mạnh mẽ, cho đến khi bé đạt đến tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nữ là 14 hoặc 15 tuổi. Còn đối với bé trai, sự tăng trưởng chiều cao sẽ dừng lại vào năm 16 tuổi.

    Tham khảo thêm: Dự đoán chiều cao của bé

     Bé gái có thể tăng từ 10cm mỗi năm trong giai đoạn 10 tuổi
     Bé gái có thể tăng từ 10cm mỗi năm trong giai đoạn 10 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

    Lưu ý dành cho trẻ trong giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao

    1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm tăng chiều cao cho bé

    Ngay từ khi mang thaimẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, lo âu. Trong quá trình phát triển, mẹ nên chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé.

    Đối với giai đoạn tuổi dậy thì, chế độ dinh dưỡng của bé cần lưu ý những điều sau:

    • Carbohydrate: Đây chính là một trong ba thành phần dinh dưỡng chính đóng vai trò cung cấp năng lượng cho trẻ. Năng lượng mà carbohydrate cung cấp mỗi ngày chiếm khoảng 60-70% tổng năng lượng cần thiết mỗi ngày.
    • Lipid: Bổ sung lipid vào chế độ ăn của bé để kích thích ngon miệng và cung cấp nhiều năng lượng. Ngoài ra, lipid còn giúp hấp thu tốt các loại vitamin như A, D, E, K. Đây là thành phần cực kì quan trọng đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Khẩu phần ăn của trẻ nên có cả chất béo bão hòa và không bão hòa, có trong các loại thực phẩm như: cá, mỡ động vật, dầu thực vật,…
    • Protein: Vào giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ phát triển rất mạnh và cần nạp nhiều lượng protein hơn cả người trưởng thành. Năng lượng được cung cấp từ protein chiếm khoảng 15% tổng số năng lượng cơ thể cần mỗi ngày.
    • Canxi và vitamin D: Đây là 2 thành phần không thể thiếu để giúp trẻ phát triển xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối đa. Mỗi ngày, trẻ sẽ cần được cung cấp khoảng 1200mg canxi. Và vitamin D chính là yếu tố giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
    • Sắt: Đây cũng là một thành phần rất quan trọng trong độ tuổi dậy thì của các bé, đặc biệt là các bé gái. Bởi vì đây là giai đoạn bé bắt đầu có kinh nguyệt, do vậy nhu cầu cơ thể sẽ cao hơn. Mỗi bé gái sẽ cần được cung cấp 20mg sắt mỗi ngày và 12 – 18mg đối với bé trai.

    Tham khảo thêm: 

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé phát triển chiều cao nhanh chóng
    Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao trong giai đoạn ăn dặm và dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

    2. Giúp bé lựa chọn môn thể thao phù hợp

    Để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, bố mẹ nên khuyến khích và động viên con tập thể dục thể thao. Có rất nhiều bài tập thể dục, bộ môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe và tăng trưởng chiều cao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, nhảy dây, đạp xe,… bố mẹ có thể lựa chọn tùy theo năng lực và sở thích của bé. 

    Tham khảo thêm: Bí quyết chăm sóc trẻ theo thứ tự lớn bé

    Thường xuyên luyện tập thể thao giúp bé tăng trưởng chiều cao vượt trội
    Chơi thể thao giúp bé rèn luyện sức khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu (Nguồn: Sưu tầm)

    3. Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc

    Một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng giúp cơ thể trẻ tiết ra hormone tăng trưởng đều đặn, từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Hormone tăng trưởng này sẽ được tiết ra nhiều nhất là vào khi trẻ ngủ sâu nhất vào ban đêm. Bố mẹ hãy nhắc nhở con yêu ngủ sớm, tốt nhất là trước 22h để đảm bảo sức khỏe tốt cũng như kích thích sản xuất hormone tăng trưởng. Mẹ có thể bật nhạc giúp bé ngủ ngon mỗi đêm nhé!

    Tham khảo thêm: 

    Chất lượng giấc ngủ cũng có tác động đến việc tăng chiều cao cho trẻ
    Trẻ nên ngủ trước 22h kích thích sản xuất hormone tăng trưởng (Nguồn: Sưu tầm)

    4. Môi trường phát triển của trẻ

    Dù không phải là yếu tố mang tính quyết định đến đến cách tăng chiều cao cho trẻ nhưng môi trường sống vẫn có thể ảnh hưởng đến cả sự phát triển chiều cao lẫn thể chất và sức khỏe của bé. Bậc cha mẹ nên tạo cho con yêu một môi trường sống thoải mái, trong lành và sạch sẽ, hạn chế sự ô nhiễm không khí, nguồn nước, thuốc lá, tiếng ồn,…

    Một điều nữa mà các mẹ cần lưu ý, khi con bệnh, chỉ sử dụng các loại kháng sinh theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ mà không lạm dụng trong thời gian dài, bởi vì kháng sinh liều cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 

    Tham khảo thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh

    5. Đời sống tinh thần  

    Theo nghiên cứu về tác hại của stress đối với trẻ em của các nhà khoa học ở Thụy Điển, đã đưa ra kết luận rằng, việc căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và lưu thông máu ở trẻ, gây rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp và làm giảm sự phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, bậc cha mẹ nên lưu ý vấn đề này. Việc tạo dựng gia đình hạnh phúc, đời sống tinh thần vui vẻ sẽ giúp con phát triển một cách toàn diện nhất. 

    Bố mẹ nên cố gắng tạo môi trường sống và đời sống tinh thần vui vẻ cho bé
    Tạo dựng gia đình hạnh phúc sẽ giúp con phát triển một cách toàn diện nhất (Nguồn: Sưu tầm)

    Trên đây là những thông tin về các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mà bố mẹ cần lưu ý. Ngoài ra, Huggies cũng đã chia sẻ những cách để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và phát triển một cách toàn diện nhất. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành. Mẹ có thắc mắc gì đừng quên đến ngay Góc chuyên gia hay chuyên mục Chăm sóc bé của Huggies nhé!

    Nguồn tham khảo: https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cham-soc-suc-khoe-cho-be/giai-doan-vang-phat-trien-chieu-cao-cua-tre

Tags: