-
Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân để xảy ra hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Đó là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu. Vậy điều này có gây nguy hiểm không và làm cách nào để xử lý hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết bên dưới đây.
Mục lụcDây rốn là gì?
Dây rốn là một bộ phận cơ thể có nhiệm vụ vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến cơ thể bé thông qua bánh nhau. Dây rốn có độ dài trung bình từ 50 đến 60cm. Sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn bị căng và dài thêm. Dây rốn dài sẽ dễ khiến bé bị quấn chân, cổ, tay hoặc bị thắt nút. Gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.
Theo thống kê hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng khá phổ biến. Cứ 10 mẹ mang thai sẽ có 3 mẹ gặp phải tính trạng này. Tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ khoảng 10% ở thai từ tuần 24 đến tuần 26 và 37% ở thai đủ tháng.
Vì đây là hiện tượng thường gặp và hầu như cũng không liên quan đến đến tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong chu sinh. Chính vì thế mà các bác sĩ thưởng không đề cập đến trừ các trường hợp nguy hiểm. Các mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe thật tốt. Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để nắm bắt được tình hình thai nhi.
Dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ có ý nghĩa gì?
Dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng. Đặc biệt là vào những tháng ở cuối thai kỳ. Một số trường hợp xảy ra vào khoảng thai kỳ tháng thứ 5 đến thai tháng thứ 6.
Hiện tượng này xảy ra do thai nhi thường xuyên cử động trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.Để phát hiện bé có bị tràng hoa quấn cổ không thì cần phải siêu âm mới biết được chính xác.
Một số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ không quá lo ngại. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở. Dẫn đến bé đạp mạnh, đạp nhiều lần và bất thường hơn. Nếu xảy ra tình trạng đó mẹ cần đến ngay bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời cho thai nhi.
Nguyên nhân khiến em bé bị dây rốn quấn cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Thế nhưng phần lớn là do dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhi nhỏ. Dẫn đến mỗi khi bé di chuyển quá mức trong túi ối rất dễ bị rối và quấn dây rốn.
Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Dây rốn không đủ mềm: Dây rốn vốn được bao phủ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. lớp sáp này giúp dây rốn không bị thắt nút và quấn cổ hay tay chân bé mỗi khi cử động hay luôn lách nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu dây rốn không đủ mềm và lớp sáp không đủ trơn rất dễ gia tăng nguy cơ bị rốn bị thắt nút hoặc quấn quanh cơ thể bé.
- Mẹ vận động mạnh: thai nhi thường có xu hướng quay đầu nếu mẹ vận động và làm việc quá sức. Điều này dễ dẫn đến việc dây rốn sẽ quấn quanh bé và thắt chặt lại khi bé trở đầu.
- Có quá nhiều nước ối: theo các bác sĩ việc mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối cũng rất dễ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.
Tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng được chẩn đoán như thế nào?
Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng chỉ có thể chẩn đoán bằng cách siêu âm thai nhi. Tuy nhiên các mẹ đừng nên quá lo lắng nếu phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Vì tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày hoặc trước khi bé được sinh ra.
Nếu hiện tượng này kéo dài đến khi sinh thì bé vẫn có thể được sinh ra bằng phương pháp sinh nở an toàn. Miễn là tình trạng không quá nguy hiểm đến sự sống của bé và mẹ. Ngược lại nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng bé bị dây rốn quấn cổ có thể gây nguy hiểm cho quá trình sinh nở. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng và đề nghị bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Biến chứng do dây rốn quấn cổ
Hầu hết những trường hợp bị dây rốn quấn cổ 1 vòng đều không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu quá lo lắng mẹ bầu có thể thường xuyên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Theo dõi tình hình thai nhi và trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích. Thông thường, nếu bị dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến những sự cố như:
- Quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Dẫn đến thai nhi bị thiếu cân, thiếu máu. Nguy hiểm nhất là có thể bị tử vong trong bụng mẹ.
- Đến khi mẹ chuyển dạ việc bị dây rốn quấn cổ làm cho thai nhi bị treo lên cao, khó lọt để lọt cổ tử khỏi tử cung để ra ngoài. Nếu xảy ra tường hợp này bác sĩ sẽ nhanh chóng xử lý dây rốn để không gây nguy hiểm cho bé.
- Trong trường hợp dây rốn quấn chặt dẫn đến việc bé bị thiếu oxy. Các bác sĩ sẽ tiến hành đẻ mổ để đảm bảo an toàn hơn.
- Sau khi sinh nếu mẹ phát hiện bé có dấu hiệu co giật, run tay chân. Hãy đưa bé đi khám ngay để có những biện pháp chữa trị kịp thời
Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Thực tế không có biện pháp nào để tránh tình trạng dây rốn bị quấn cổ. Quan niệm về việc mẹ bầu giơ cao tay hay đeo trang sức quanh cổ là sai lầm.
Những cản trở về tuần hoàn dây rốn rất nguy hiểm cho thai. Thế nhưng việc Rốn quấn cổ thai nhi vốn là một hiện tượng bình thường của thai. Khi mắc phải hiện tượng này, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh vì thật sự nó không quá nguy hiểm đến thai nhi. Việc mẹ cần làm là đến khám thai định kỳ theo đúng lịch khám mà bác sĩ quy định để thường xuyên theo dõi tình trạng thai nhi qua máy. Khi thấy bé đạp ít hoặc đạp quá nhiều thì cần nhanh chóng đến Bệnh Viện để kiểm tra.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần tránh các hoạt động mất sức hoặc gây chóng mặt. Vì một trong những nguyên nhân dẫn đến bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là do hoạt động quá sức của mẹ.
Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng theo quan niệm dân gian
Một số người quan niệm rằng có cách để tránh bé bị dây rốn quấn cổ chẳng hạn như:
- Không đeo quá nhiều trang sức khi mang thai vì việc đeo nhiều vòng được cho là liên tưởng đến các tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi.
- Kiêng bước qua võng hoặc dây vì võng được đan bằng những sợi dây dài. Giống với việc dây rốn dài để dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng. Nhưng trên thực tế chưa có ai chứng minh được điều này. Hiểu đơn giản là mẹ bầu không nên bước qua các chướng ngại vật để tránh nguy cơ bị vấp, té ngã.
Thực tế cho thấy không có giải pháp nào để tránh việc bé bị dây rốn quấn cổ. Nếu thấy lo lắng hãy đến thăm khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Cũng như theo dõi tình hình thai nhi thông qua việc siêu âm. Huggies hy vọng với những gì đã chia sẻ các mẹ sẽ phần nào an tâm hơn khi gặp hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt và chờ đợi ngày bé cưng được ra đời.
Nguồn tham khảo: https://www.huggies.com.vn/mang-thai/bien-chung-thai-ky/day-ron-quan-co-1-vong
Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục
Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân để xảy ra hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Đó là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu. Vậy điều này có gây nguy hiểm không và làm cách nào để xử lý hiện tượng bé bị dây rốn quấn […]
Đã cập nhật 21 tháng 5 năm 2022
Bởi TopOnMedia
Tags: