Quy trình đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển nhân sự là mục tiêu tiên quyết của mọi doanh nghiệp, nguồn lực con người là nguồn lực bền vững nhất. Vậy làm sao để xây dựng quy trình đào tạo nhân viên đúng chuẩn, tối ưu chi phí cho tổ chức? Cùng theo dõi bài viết sau. Mục lục […]

Đã cập nhật 23 tháng 5 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Quy trình đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp
  1. Đào tạo và phát triển nhân sự là mục tiêu tiên quyết của mọi doanh nghiệp, nguồn lực con người là nguồn lực bền vững nhất. Vậy làm sao để xây dựng quy trình đào tạo nhân viên đúng chuẩn, tối ưu chi phí cho tổ chức? Cùng theo dõi bài viết sau.

    Mục đích và vai trò của đào tạo và phát triển nhân sự

    1. Mục đích của đào tạo và phát triển nhân sự

    Các hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp đều hướng đến những mục tiêu “chủ chốt” sau:

    • Tối ưu hóa năng suất làm việc cho nhân viên
    • Cập nhật thông tin, kỹ năng mới cho đội ngũ nhân viên
    • Kịp thời giải quyết những vấn đề tồn đọng của tổ chức
    • Đáp ứng nhu cầu được đào tạo và phát triển của đội ngũ nhân viên

    Chung quy lại, mục đích của đào tạo và phát triển nhân sự là tối ưu hóa lực lượng lao động hiện có, giúp họ hiểu rõ vị trí nghề nghiệp, nâng cao tay nghề cũng như thái độ làm việc. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận bền vững, nâng cao vị thể trên thị trường cạnh tranh.

    Vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự

    2. Vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự

    Đối với doanh nghiệp, đào tạo nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tổ chức. Bởi khi nhân viên được nâng cao tay nghề, tối ưu hiệu suất làm việc, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, thúc đẩy lợi nhuận. Đồng thời, khi tổ chức những các khóa đào tạo cho doanh nghiệp về Công Nghệ mới, quy trình mới, đội ngũ nhân viên có thể hạn chế tối đa tình trạng tai nạn lao động, duy trì chất lượng của nguồn lực con người. Về lâu về dài, doanh nghiệp sẽ xây dựng được văn hóa tổ chức vững mạnh, thúc đẩy vị thế cạnh tranh trên thị trường.

    Đối với cá nhân người lao động, được bồi dưỡng thường xuyên sẽ giúp họ gắn bó lâu dài hơn với tổ chức, đáp ứng nhu cầu được học hỏi và phát triển. Đồng thời, khi được tiếp nhận nhiều kiến thức mới, đội ngũ nhân viên sẽ chủ động tư duy, sáng tạo hơn trong quá trình làm việc.

    5 Bước tối ưu quy trình đào tạo nội bộ doanh nghiệp

    Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

    Để chuẩn hóa mọi quy trình đào tạo nhân viên, ban lãnh đạo cần ác định thực trạng và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu chuẩn xác hơn, ban lãnh đạo có thể dựa vào các yếu tố sau:

    • Mục tiêu của doanh nghiệp
    • Hoạt động/nhiệm vụ cần làm để đạt được mục tiêu
    • Thái độ, hành vi cua nhân viên trong quá trình làm việc
    • Kỹ năng, kiến thức còn thiếu của đội ngũ nhân sự

    Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo

    Tiếp đến, nhà quản trị cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động đào tạo. Nó bao gồm thời gian đào tạo, các kỹ năng cần được đào tạo, trình độ mà nhân viên đạt được sau khi đào tạo,… Khi có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ xây dựng được quy trình đào tạo hướng đích, tối ưu thời gian và một khoản chi phí lớn.

    Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nhân sự

    Nội dung chương trình đào tạo tại doanh nghiệp phải dựa trên nhu cầu và mục đích đã được xác định ở trên. Một chương trình đào tạo nhân sự đúng chuẩn phải bao gồm những yếu tố sau:

    • Đối tượng tham gia đào tạo là ai?
    • Hoạt động đào tạo diễn ra bao lâu?
    • Doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức đào tạo nào?
    • Những tài liệu đào tạo nào được sử dụng?

    Ngoài ra, nhà quản trị phải biết sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nội dung đào tạo, tùy thuộc vào nhu cầu và thực trạng mà doanh nghiệp đang gặp phải. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang muốn đẩy mạnh giao thương quốc tế thì tiếng Anh giao tiếp dành cho doanh nghiệp là nội dung cần được ưu tiên. Hoặc nếu ban quản lý đang muốn đào tạo nhân viên bán hàng thì cần đi đôi với đào tạo kỹ năng bán hàng.

    Quy trình đào tạo nội bộ doanh nghiệp

    Bước 4: Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực

    Sau khi có kế hoạch hoàn chỉnh về đào tạo và phát triển nhân sự, doanh nghiệp sẽ bắt đầu những hoạt động bồi dưỡng nhân viên như đã đề ra. Trong quá trình này, đội ngũ giảng viên nên khuyên khích nhân viên đóng góp ý kiến, trao đổi để tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

    Bước 5: Kiểm tra và đánh giá hiệu quả

    Trong suốt quá trình đào tạo và phát triển nhân sự, nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra chất lượng học tập từ đội ngũ nhân viên. Đồng thời, thực hiện đánh giá hiệu quả để đưa ra những quyết định hiệu chỉnh kịp thời. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp rút kinh nghiệm cho những lần đào tạo nhân sự sau này.

    Trên đây là mục đích, vai trò cũng như các bước đào tạo và phát triển nhân sự hiệu quả cho mọi doanh nghiệp. Hy vọng quý doanh nghiệp có thể vận dụng vào quy trình bồi dưỡng nhân tài cho tổ chức.

    Nguồn: Quy trình đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp

Tags: