Những công việc thú vị trong thời trang

Nhắc đến thời trang, chúng ta thường nghĩ rằng đó chỉ là thế giới độc quyền dành cho các tiềm năng thiết kế, những siêu mẫu chân dài hoặc các stylist và editor quyền lực. Tuy nhiên những gì chúng ta “thường nghĩ” lại thường chỉ là mặt nổi vì bên trong ngành Công Nghiệp đồ […]

Đã cập nhật 12 tháng 9 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Những công việc thú vị trong thời trang

Nhắc đến thời trang, chúng ta thường nghĩ rằng đó chỉ là thế giới độc quyền dành cho các tiềm năng thiết kế, những siêu mẫu chân dài hoặc các stylist và editor quyền lực. Tuy nhiên những gì chúng ta “thường nghĩ” lại thường chỉ là mặt nổi vì bên trong ngành Công Nghiệp đồ sộ này là hàng ngàn công việc thú vị khác với vai trò quan trọng không kém gì những nghề nghiệp phổ biến khác trong thời trang. Hãy cùng khám phá những công việc thú vị trong thời trang mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến!

1. Celebrity Tanning Ambassador (Chuyên gia tạo da nâu)

Một trong những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực đặc biệt này là Jules Heptonstall, với danh sách khách hàng gồm nhiều tên tuổi nổi bật như Sienna Miller, Rita Ora và Poppy Delevingne…  Ngoài ra, Jules còn cộng tác cùng nhiều thương hiệu lớn như Erdem, Henry Holland, Roksanda Ilincic và Mary Katrantzou để cho ra đời những show diễn thời trang đầy ấn tượng.

2. Fabric Librarian (Chuyên gia về chất liệu vải)

Với đặc thù công việc phải học hỏi, cập nhật liên tục các chất liệu vải và thường xuyên gặp gỡ cùng nhiều thương hiệu và các Nhà thiết kế, Fabric Librabrian là một nghề rất phổ biến đối với những ai mới bắt đầu gia nhập ngành công nghiệp thời trang.

3. Fashion Runway Choreographer (Biên đạo diễn xuất)

Khi đến dự một show diễn thời trang, những gì mà các “outsider” như chúng ta thường thấy chỉ là sân khấu đẹp, các người mẫu khoác lên mình những bộ trang phục khác nhau và sải bước lần lượt. Tuy nhiên phía sau từng cử chỉ, biểu cảm và cách tạo dáng của từng người mẫu đều là những hành động được luyện tập và tuân theo một concept nhất định… và chính Fashion Runway Choreographer là “đạo diễn” của tất cả hành động này.

4. Fit Model (Người mẫu thử đồ)

Thay vì sải bước trên sàn diễn trong tuần lễ thời trang, Fit model là người mặc thử những bộ thiết kế mới hoàn thành hoặc đang trong tiến trình “thi công”, sau đó đưa ra cảm nhận cá nhân về bộ trang phục… Dựa trên thông tin này và những quan sát trực quan sinh động trên cơ thể của Fit model, Nhà thiết kế sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn về chất liệu, kiểu dáng, chi tiết… Công việc này mới nghe tưởng chừng như có vẻ rất đơn giản nhưng thực chất, Fit Model phải làm việc mệt mỏi và căng thẳng không kém gì những người mẫu chuyên nghiệp vì thường xuyên phải đứng trong nhiều giờ để thử vô số trang phục.

5. Fashion Forecaster (Chuyên gia dự đoán xu hướng)

Chỉ cần nghe qua tên gọi là bạn cũng có thể tưởng tượng ngay về công viêc của một Fashion Forecaster: dự đoán và dự đoán! Đây là công việc thú vị dành cho những “fashion lover” có một trực quan nhạy bén về xu hướng và thị hiếu thời trang. Tất nhiên ngoài trực quan, việc dự đoán cũng cần có cơ sở khoa học về thị hiếu tiêu dùng, thói quen mua sắm… Để có một định hướng thiết kế đúng đắn và bảo đảm về mặt thành công trong kinh doanh, các Nhà thiết kế và Nhà phấn phối của các thương hiệu cần sự tư vấn từ Fashion Forecaster đế nắm bắt được người tiêu dùng “sẽ” thích gì, có nhu cầu gì, xu hướng nào sắp kết thúc, xu hướng nào sẽ trở thành trào lưu…

6. Runway Technician (Chuyên gia kĩ thuật)

Nếu bạn có một combo tình yêu đặc biệt gồm cả công nghệ và thời trang thì đây chính là công việc lý tưởng dành cho bạn. Runway Technician là một công việc luôn có nhu cầu về nhân lực rất cao trong ngành, với trách nhiệm chính là thiết kế và điều hành hệ thống âm thanh, ánh sáng sao cho phù hợp với concept của một show diễn.
Một chuyên gia kĩ thuật runway phù hợp là một người có vốn kiến thức và kinh nghiệm đa dạng về hình ảnh, quay phim, âm thanh… và tất nhiên là cũng phải rất sáng tạo để có thể tạo ra những show diễn với dấu ấn riêng cho các thương hiệu.

7. Fashion Colourist (Chuyên gia màu sắc)

Công việc chính của một Fashion Colorist là nắm bắt sự khác nhau giữa các màu sắc để tư vấn cho từng phong cách và kiểu dáng của các thương hiệu, và đôi khi là sáng tạo nên một màu sắc mới theo ý tưởng hoặc yêu cầu của Nhà thiết kế. Do đó Fashion Colorist là người nắm rất vững kiến thức về hệ màu RGB và CMYK cũng như cách kết hợp chúng. Vì màu sắc là một trong những khía cạnh cơ bản nhất của thời trang, do đó vai trò của một Fashion Colorist là vô cùng quan trọng.

(Refinery29, Stylecaster, Bustle)