CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN XE MÁY, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Nhắc đến những Công Nghệ sơn xe máy hiện nay không thể không nhắc đến công nghệ sơn tĩnh điện. Được biết đến như là một công nghệ sơn tốt nhất dành cho xe máy với chất lượng bền bỉ cùng kỹ thuật sơn tiên tiến, SƠN TĨNH ĐIỆN là giải pháp giúp cho các sản phẩm sau […]

Đã cập nhật 26 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN XE MÁY, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
  1. Nhắc đến những Công Nghệ sơn xe máy hiện nay không thể không nhắc đến công nghệ sơn tĩnh điện. Được biết đến như là một công nghệ sơn tốt nhất dành cho xe máy với chất lượng bền bỉ cùng kỹ thuật sơn tiên tiến, SƠN TĨNH ĐIỆN là giải pháp giúp cho các sản phẩm sau khi sơn được sáng, đẹp, mịn và cực kì bền. Tham khảo thêm kiến thức về bảng màu sơn xe máy thông dụng hiện nay. 

    Khái niệm về sơn tĩnh điện

    Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng: hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà cho chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm nhưng chi phí đầu tư lúc ban đầu lại như công nghệ cũ – đó là Sơn Tĩnh Điện. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.

    Lịch sử hình thành bột sơn tĩnh điện

    Nguyên lý phủ sơn bằng hợp chất hữu cơ (organic Polymer) dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thử tại Châu Âu bởi nhà khoa học Tiến sĩ Dr. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950, nhưng mãi đến khoảng năm 1964 thì qui trình Sơn Tĩnh Điện (Electrostatic Powder Spray) mới thành công và được thương mại hóa rồi được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Qua nhiều thập niên được đóng góp, cải tiến bởi các nhà khoa học và các nhà sản xuất về cách chế biến bột sơn đã giúp cho công nghệ Sơn Tĩnh Điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn

    Lợi điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

    a. Về kinh tế: – 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại). – Không cần sơn lót – Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. – Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm

    b. Về đặc tính sử dụng: – Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động). – Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.

    c. Về chất lượng: – Tuổi thọ thành phẩm lâu dài – Độ bóng cao – Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. – Màu sắc phong phú và có độ chính xác …
    Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.

    KINH TẾ
    Thu hồi và tái sử dụng 99% Độ bám cao (tỉ lệ thất thoát ít) Thu hồi chỉ vì vấn đề môi trường, không thể tái sử dụng lại. Độ bám thấp (tỷ lệ thất thoát cao khoảng 60%)

    ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG
    – Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường Ưng dụng được trong nhiều lĩnh vực Công Nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)
    – Dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công
    – Dễ dàng lưu trữ Không yêu cầu công nhân có tay nghề cao (khi không đạt yêu cầu có thể làm lại dễ dàng)
    – Phải sử dụng dung môi: gây ô nhiễm môi trường Hạn chế ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Khó xây dựng hệ thống tự động hóa cần nhiều nhân công chi phí cao
    – Khó khăn trong việc lưu kho( có thể xảy ra cháy nổ)
    – Yêu cầu công nhân tay nghề cao vì không thể sửa đổi nếu vật sơn không đạt yêu cầu.

    THÀNH PHẨM
    Tạo ra thành phẩm nhanh (khoảng 10 – 15 phút). Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao (4 – 5 năm) Có khả năng cách điện Tạo ra thành phẩm chậm, mất nhiều thời gian (phải phụ thuộc thời tiết)
    Tuổi thọ trung bình sản phẩm thấp Không có khả năng cách điện Qua bảng so sánh trên ta thấy sơn tĩnh điện giúp ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản xuất, chi phí nhân công và sản phẩm khi sử dụng sơn tĩnh điện gặp nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hơn so với sơn nước khi qua thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.

    Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …

Tags: