Công việc mới của bạn (việc làm tại Cần Thơ, việc làm ở Huế, việc làm Biên Hòa Đồng Nai, việc làm Buôn Ma Thuột, việc làm Quy Nhơn Bình Định, việc làm Ninh Bình, việc làm Bến Tre, việc làm Nha Trang mới nhất,…) có thuận lợi hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào mối quan hệ trực tiếp với sếp. Ngay từ đầu, làm thế nào bạn có thể tạo được niềm tin? Và làm thế nào để nhận được phản hồi cần thiết cho công việc?
Bắt đầu một công việc mới, có rất nhiều ẩn số cần tìm hiểu cho nên thường gây cho bạn cảm giác rất căng thẳng. Vậy nên để bắt nhịp nhanh hơn, bạn hãy thiết lập mối quan hệ tốt với sếp. Lưu ý là bí quyết giúp bạn phối hợp ăn ý với sếp cũ có thể không hiệu quả với sếp mới. Điều quan trọng là bạn làm việc chuyên nghiệp và hãy hiểu đúng yêu cầu của sếp đối với vị trí việc làm của bạn.
1. Tôi nên phối hợp với các bộ phận nào khác?
Những gì chúng ta biết thường ít quan trọng hơn những gì chúng ta chưa biết – sự thay đổi ở một bộ phận khác hoàn toàn có thể tác động đến kết quả công việc trong nhóm của bạn. Nếu bạn biết được cán cân quyền lực giữa các nhóm khác và nhóm của bạn, những ảnh hưởng không chính thức từ bên ngoài đã – đang – sẽ chi phối công việc của nhóm cũng như cá nhân bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều. Những thông tin này, sếp của bạn là người nắm rõ hơn ai hết. Và nếu bạn tận dụng được kiến thức đó để phối hợp, liên minh, bạn sẽ thuận lợi hơn ở vị trí mới.
2. Sếp thích nhận và phản hồi thông tin như thế nào?
Có nhiều người đặt ranh giới rất rõ giữa giờ hành chính và đời sống cá nhân. Một số khác sẵn sàng phản hồi bất kể giờ giấc hay ở bất kỳ nơi đâu. Và cũng có một số người thích nhận tin qua cuộc gọi trực tiếp hơn là tin nhắn. Để tốt hơn cho công việc, bạn hãy cứ bạo dạn hỏi họ. Truyền đạt thông tin thông suốt và đúng lúc chính là cách giao tiếp hiệu quả.
3. Sếp muốn đánh giá định kỳ về công việc như thế nào?
Nếu được sếp đánh giá, nhận xét về công việc một cách thường xuyên thì sẽ rất thuận lợi cho bạn. Điều này giúp bạn nhận ra được các sai lầm kịp thời để quay lại đúng hướng, cũng như tiết kiệm thời gian thử và rút kinh nghiệm. Hãy đề xuất các cuộc nói chuyện 15 phút/ tuần hoặc nhận xét qua email báo cáo công việc, hay thậm chí là chat… miễn sao sếp cảm thấy thuận tiện. Mục tiêu vẫn là để bạn có thể cải thiện hiệu suất công việc.
4. Tôi có thể làm gì để gia tăng giá trị cho nhóm và công ty?
Câu hỏi nghe có vẻ nghiêm trọng này nếu được trả lời thấu đáo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của mình, kỳ vọng của sếp. Một số nhà quản lý thường để nhân viên mới tự thể hiện bản thân trong thời gian đầu nên họ không nói ra, sau đó mới xác định lộ trình sự nghiệp cho nhân viên này trong tương lai. Nhưng chủ động đặt câu hỏi sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp, ưu tiên thời gian, công sức cho các nhiệm vụ quan trọng hơn.
5. Anh/ chị sẽ làm gì nếu ở vị trí của tôi?
Khi hỏi, bạn hãy chú ý đến thái độ, để họ hiểu rằng bạn đang đi tìm lời khuyên vì bạn tôn trọng và đánh giá cao khả năng chuyên môn của họ. Chưa chắc bạn đã đồng tình với những gợi ý mà họ đề ra, nhưng điều này cũng tạo một kết nối tốt giữa hai người, và cho phép bạn hiểu sâu hơn về những điều mà người quản lý của bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động.
6. Làm thế nào để tôi có thể phát triển trong vị trí này?
Với câu hỏi này, bạn có thể được sếp đánh giá cao, vì nó cho thấy bạn có tinh thần cầu tiến và trách nhiệm với công việc. Việc tập trung cải thiện và nâng cao kỹ năng cho thấy tầm nhìn xa của nhân sự trong một thế giới biến chuyển không ngừng. Câu trả lời của sếp cũng có thể hé lộ các tiêu chí giúp bạn thăng tiến trong tổ chức.
7. Tôi có thể làm gì tốt hơn?
Đây là câu hỏi bạn nên đặt ra sau 1 tháng thử việc. Câu hỏi này khuyến khích sếp cung cấp những hướng dẫn rất cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa kỳ vọng của sếp và thể hiện thực tế của bạn trong công việc.
Mỗi người có một cá tính, cách tư duy và phương pháp riêng để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Chưa chắc tất cả các câu trả lời của sếp trực tiếp đã là đáp án duy nhất đúng mà bạn phải theo đuổi. Nhưng những thông tin thu lượm được từ 7 câu hỏi trên chắc chắn mang lại một cái nhìn tổng quan hơn, và có thể giúp bạn xây dựng chiến lược để tăng tốc nhanh hơn trong sự nghiệp.
Với đà tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực đang ngày càng ngày càng tăng cao, do nhiều doanh nghiệp, công ty, khu Công Nghiệp lớn, vừa và nhỏ “mọc lên” ngày một nhiều. Thế nên, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình là tuyển dụng sale, tuyển kế toán tổng hợp, tuyển dụng giáo viên, việc làm bán thời gian, tuyển dụng tiếng Trung, tuyển dụng bất động sản, tuyển dụng nhân viên kinh doanh, tuyển nhân viên văn phòng, cần tuyển lái xe gấp tại hà nội, tuyển nhân viên giao hàng, tuyển dụng công nhân, tuyển nhân viên spa, tuyển dụng giáo viên,… Ứng tuyển ngay nhé!
Từ khóa liên quan: tìm việc làm tại thành phố hồ chí minh, tìm kiếm việc làm tại đà nẵng, việc làm Bình Thuận mới nhất, tuyển cộng tác viên online, tuyen dung kon tum, tìm việc làm gia lai, viec lam oto, tim viec lam tai hai phong, cần tìm việc làm ở củ chi, cty tài chính tuyển dụng, viettel tuyen dung, thegioididong tuyển dụng, best express tuyển dụng, unilever tuyển dụng, futa express tuyển dụng, starbucks tuyển dụng, bamboo tuyển dụng, kidsplaza tuyển dụng, techcombank tuyển dụng, vinamilk tuyển dụng, pnj tuyen dung, con cưng tuyển dụng, familymart tuyển dụng, family mart tuyển dụng, shb tuyển dụng, kfc tuyển dụng, giaohangtietkiem tuyển dụng, pvcombank tuyển dụng, th true milk tuyển dụng, nestle tuyển dụng, chubb life tuyển dụng, intel tuyển dụng, dhl tuyển dụng, fe credit tuyển dụng, anbinhbank tuyển dụng, ninjavan tuyển dụng, ninja van tuyển dụng,..
Nguồn ảnh: Pexels