Có nên cho bé 2, 3, 4 tháng tuổi ăn dặm?

Nhiều bà mẹ trẻ tìm cách cho bé ăn dặm từ rất sớm, từ 2 – 3 tháng đầu vì sợ bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển giống bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, liệu đó có phải là hướng đi đúng đắn? Cùng Cleanipedia đi tìm câu […]

Đã cập nhật 24 tháng 7 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Có nên cho bé 2, 3, 4 tháng tuổi ăn dặm?

Nhiều bà mẹ trẻ tìm cách cho bé ăn dặm từ rất sớm, từ 2 – 3 tháng đầu vì sợ bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển giống bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, liệu đó có phải là hướng đi đúng đắn?

Cùng Cleanipedia đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Có nên cho con ăn dặm sớm với bột ăn dặm cho bé 2 tháng tuổi hay không? Và bột ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi có tốt không trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên cho bé 2, 3, 4 tháng tuổi ăn dặm?

Vệ sinh nhà bếp

1. Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đã bắt đầu biểu lộ những cảm xúc một cách rõ rệt, bắt đầu có nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh, tìm tòi khám phá qua những cử động hằng ngày.

Vì vậy trong giai đoạn này, bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ để giúp cơ thể trao đổi chất giúp  phát triển cả trí não lẫn thể chất.

Tốc độ phát triển của trẻ

Về chiều cao:

  • Chiều cao trung bình của bé trai 3 tháng tuổi là 61,4 cm.
  • Chiều cao trung bình của bé gái 3 tháng tuổi là 59,8 cm.

Về cân nặng:

  • Cân nặng trung bình của bé trai 3 tháng tuổi là 6,4 kg.
  • Cân nặng trung bình của bé gái 3 tháng tuổi là 5,8 kg.

Nếu bé yêu có chiều cao và cân nặng nằm trong hoặc vượt trội hơn các thông số trên thì mẹ có thể yên tâm vì bé yêu nhà bạn đang phát triển rất tốt trong giai đoạn 3 tháng tuổi.

Nhưng nếu bé yêu có chỉ số chiều cao và cân nặng thấp hơn các thông số trên thì chắc chắn tốc độ phát triển thể chất của bé khá kém.

Dưỡng chất cần thiết cho bé 3 tháng tuổi

Cleanipedia xin chia sẻ đến các mẹ thông tin về hệ dưỡng chất thiết yếu bổ sung hằng ngày cho bé 3 tháng tuổi:

  • ARA (Arachidonic acid):  Đây là một loại axit béo không sản sinh cholesterol và rất tốt cho trí não và thị giác. Hàm lượng bổ sung cho bé khoảng 4,4g/ ngày.
  • Calcium: Canxi giúp nuôi dưỡng xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, thần kinh. Hàm lượng bổ sung cho bé khoảng 250mg/ ngày.
  • I-ốt: Hỗ trợ tổng hợp các hormone ở tuyến giáp cũng như giúp điều tiết sự tăng trưởng tế bào ảnh hưởng đến não, cơ bắp, tim thận và tuyến yên. Hàm lượng bổ sung cần thiết cho bé khoảng 110mcg/ ngày.
  • Sắt: là thành phần quan trọng giúp tổng hợp tế bào hồng cầu trong máu nhằm vận chuyển oxy cho các mô,  cơ quan và não bộ của trẻ. Hàm lượng bổ sung cần thiết khoảng 0,7mg/ ngày và không được vượt quá 40mg/ ngày.
  • Protein: Giúp hình thành, duy trì và phục hồi các mô tế bào, đồng thời giúp sản sinh các hormone, enzyme và kháng thể hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của bé. Cơ thể bé yêu cần khoảng 9,1g protein mỗi ngày.
  • Vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, K: Giúp đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ tái tạo và phục hồi da, tóc, móng khỏe mạnh. 
  • Kẽm: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành mọi vết thương. Ngoài ra, giúp cân bằng sự hình thành máu, xương và các mô. Kẽm cũng rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hàm lượng cần bổ sung khoảng 2mg/ ngày và không được vượt quá 4mg/ ngày.

2. Thời điểm ăn dặm thích hợp cho bé 3 tháng tuổi trở lên

Không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn

Kể từ tháng thứ 7 và thứ 8, trẻ bắt đầu nhận biết nhiều hơn và thể hiện sự yêu – ghét rõ ràng. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc trẻ rất thích sữa mẹ và “ghiền” vú mẹ.

ăn dặm

Bé 2 tháng, 3 tháng tuổi có ăn bột được không?

Tình trạng mẹ ít sữa hay tắc sữa sớm sẽ khiến mẹ có tâm lý lo lắng. Hoặc nhiều mẹ thấy con chậm tăng cân nên sốt ruột và muốn tập cho con ăn dặm sớm.

Như vậy , trẻ 3 tháng tuổi ăn được gì? Câu trả lời là trẻ 2 tháng và 3 tháng tuổi chỉ nên sử dụng sữa là thực phẩm chính và không nên ăn nước Cháo hoặc bột ăn dặm.

Vậy nên, việc tìm một loại bột ăn dặm cho bé 2 tháng tuổi và bột ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi là không nên.

Những hậu quả khi cho bé 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi ăn bột sớm:

  • Nguy cơ suy dinh dưỡng khi ăn dặm vì không hấp thụ được chất dinh dưỡng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tổn thương dạ dày
  • Béo phì do ăn quá đà
  • Gây hại chức năng cơ thể – hại thận
  • Dễ bị sặc nghẹn, viêm nhiễm đường hô hấp.
bột ăn dặm

Trên thực tế, từ tháng 6 trở đi, bạn mới nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Hoặc, khi thấy bé có những biểu hiện sau đây là lúc mẹ biết đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường
  • Thường khóc đêm và đòi bú nhiều
  • Mút tay
  • Nhìn người lớn ăn và đòi và tỏ ra thòm thèm
  • Trẻ hứng thú khi được bố mẹ mớm thức ăn

3. Liều lượng ăn dặm cho trẻ sơ sinh

Khi bé đã bắt đầu ăn dặm, bạn cần xem xét về liều lượng bột ăn dặm cho bé như sau:

  • 4-5 tháng: 1 ngày – 1 bữa bột ăn dặm pha lỏng
  • 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 – 200 ml
  • 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml
  • 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml
  • 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml
  • 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình

Những lưu ý khi cho trẻ ăn bột ăn dặm:

  • Bột ăn dặm chỉ đặc hơn sữa một tí, khi bé ăn tốt mẹ mới pha đặc dần.
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn vào khoảng thời gian nhất định.
  • Ngoài bột, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn mềm khác để kích thích vị giác.
  • Bổ sung nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ nên cho bé ăn bột ngọt. Sau đó chuyển sang bột mặn với đầy đủ các giá trị dinh dưỡng như đạm, rau, và dầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, bạn không cần thêm bất kỳ gia vị gì vào bột hoặc cháo của bé đâu nhé.

Chuẩn bị vật dụng khi cho trẻ tập ăn dặm

Khi tập cho trẻ ăn dặm, để đảm bảo an toàn vệ sinh và khiến trẻ thích thú, mẹ cần chuẩn bị những vật dụng sau đây:

  • Bát ăn dặm
  • Yếm ăn dặm: Các loại yếm ăn dặm sẽ hạn chế thức ăn rơi dính vào quần áo và giữ quần áo sạch sẽ hơn.
  • Nước rửa bình sữa: Nước rửa bình sữa với công thức được thiết kế riêng chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ vừa làm sạch bình sữa, vừa tránh các chất độc hại trong các loại nước tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể trẻ.
ăn dặm của bé

4. Những loại bột ăn dặm theo từng tháng tuổi

Bột ăn dặm cho bé 4 tháng 

Sau đây là những loại bột ăn dặm 4 tháng tuổi:

  • Hipp bao gồm các vị: bột dinh dưỡng sữa ăn dặm khởi đầu, bột dinh dưỡng táo tây, sữa kiều mạch, sữa chuối đào, sữa đào mơ.
  • Heinz bao gồm các vị: súp lơ – phô mai, kem trái cây – sữa chua, yến mạch – táo, đào – mơ.

Bột ăn dặm cho bé 6 tháng trở lên

Lúc này, bạn có thể thay thế bột ăn dặm vị ngọt sang mặn như thịt, cá, rau củ…

  • Bột ăn dặm Hipp cho bé 6 tháng tuổi bao gồm các vị: hoa quả sữa bắp, rau củ dinh dưỡng bí đỏ, …
  • Ridielac cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: gạo sữa, gạo trái cây, yến mạch sữa.
  • Bột ăn dặm Optimum Gold cho trẻ 6 tháng: gạo – cải xoăn – khoai lang giống Nhật.

Bột ăn dặm cho bé 7 tháng trở lên:

Giai đoạn này, bé đã sẵn sàng được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để thúc đẩy sự phát triển.

Ngoài ra, mẹ có thể tìm những loại bột có đầy đủ lượng đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để bé dung nạp.

Thêm vào đó, hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt; có thể kể đến như thịt bò, thịt heo, cá và gan.

  • Heinz cho bé 7 tháng tuổi bao gồm các vị: yến mạch – việt quất, yến mạch – chuối, mỳ ý phô mai, …
  • Ridielac cho bé 7 tháng tuổi bao gồm các vị: thịt heo – rau bó xôi, bò rau củ, gà rau củ, …
  • Optimum Gold cho bé 7 tháng tuổi bao gồm các vị: yến mạch – bí đỏ – măng tây.
  • Hipp cho trẻ 8 tháng: vị hoa quả nhiệt đới và sữa chua.

Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Cleanipedia để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

>>> Xem thêm:

Tags: