Mô hình 5E trong chương trình giáo dục STEAM ở tuổi mầm non

Chương trình STEAM đang trở thành xu hướng mới trong giáo dục mầm non với mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trong đó, mô hình 5E là một quy trình quan trọng, giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận và xây […]

Đã cập nhật 9 tháng 10 năm 2024

Bởi hanguyen

Mô hình 5E trong chương trình giáo dục STEAM ở tuổi mầm non

Chương trình STEAM đang trở thành xu hướng mới trong giáo dục mầm non với mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trong đó, mô hình 5E là một quy trình quan trọng, giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận và xây dựng bài học một cách có hệ thống và khoa học. Cùng tìm hiểu mô hình 5E trong phương pháp STEAM ngay bên dưới nha.

1. Giai đoạn Gắn kết (Engage)

Giai đoạn Gắn kết là bước khởi đầu quan trọng trong mô hình 5E. Ở bước này, giáo viên sẽ trò chuyện và tạo không gian để trẻ chia sẻ về những kiến thức mà trẻ đã biết hoặc những điều mà trẻ còn đang thắc mắc. Mục tiêu chính là khơi gợi sự tò mò và hứng thú của trẻ đối với một chủ đề mới, từ đó tạo nên động lực để trẻ học tập. Giáo viên có thể đưa ra những tình huống thực tế hoặc các thí nghiệm thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài học.

2. Giai đoạn Khám phá (Explore)

Sau khi đã khơi gợi sự hứng thú, bước Khám phá sẽ giúp trẻ tìm hiểu sâu hơn về chủ đề thông qua các hoạt động thực hành như quan sát, thí nghiệm hoặc trò chơi nhóm. Giáo viên cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tạo điều kiện để trẻ tự do khám phá. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp trẻ hình thành kỹ năng quan sát, phân tích và xử lý thông tin.

chương trình giáo dục steam

3. Giai đoạn Giải thích (Explain)

Trong giai đoạn này, giáo viên sẽ hỗ trợ trẻ tổng hợp và giải thích những gì trẻ đã khám phá được ở giai đoạn trước. Giáo viên cần lắng nghe những suy nghĩ của trẻ và đưa ra những lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ liên kết các khái niệm đã học với nhau.

4. Giai đoạn Áp dụng (Elaborate)

Giai đoạn Áp dụng là cơ hội để trẻ thực hành và vận dụng những kiến thức đã học vào những tình huống thực tế. Giáo viên cần tạo ra những hoạt động thực tế như xây dựng mô hình, trò chơi nhập vai hoặc các bài tập ứng dụng để trẻ có thể rèn luyện và củng cố thêm các kỹ năng của mình.

5. Giai đoạn Đánh giá (Evaluate)

Giai đoạn cuối cùng là Đánh giá, trong đó giáo viên sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ qua các bài kiểm tra nhỏ, trò chơi hoặc câu hỏi nhanh. Việc đánh giá này giúp giáo viên nhận biết được những kiến thức mà trẻ đã nắm vững và những điều cần được bổ sung. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy, hỗ trợ trẻ học tập tốt hơn.

chương trình giáo dục steam

Chương trình giáo dục STEAM và mô hình 5E không chỉ mang lại hiệu quả trong giáo dục mầm non mà còn tạo điều kiện để trẻ khám phá và học hỏi một cách tự nhiên, thoải mái. Đây chính là chìa khóa giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng toàn diện từ những năm đầu đời.

Tags: