Khi trẻ bước vào giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, là lúc bạn nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm. Đó là những bữa phụ giúp trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, để bé tập dần kỹ năng nhai, nuốt và nhận biết hương vị. Nhưng, bạn đang phân vân cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa và cách cân đối dinh dưỡng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Cleanipedia sẽ hướng dẫn bạn cách cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi.
Nên chọn phương pháp ăn dặm nào cho trẻ sơ sinh?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho bé như: , ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm truyền thống. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau:
Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là cách thức chế biến các món ăn riêng lẻ theo tỷ lệ từ loãng đến đặc. Phương pháp này giúp bé cảm nhận được mùi vị, kích thích vị giác và ăn thô tốt hơn so với ăn dặm truyền thống. Và bạn nên chuẩn bị nhiều riêng lẻ để giữ nguyên mùi vị từng loại thức ăn.
Nhược điểm của phương pháp này là các món ăn cầu kỳ nên tốn thời gian chế biến. Vì vậy bạn nên tham khảo các để cân đối thời gian và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Để giải đáp các thắc mắc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa theo kiểu Nhật thì trên thị trường có rất nhiều sách hướng dẫn kỹ lưỡng về phương pháp này. Bạn có thể tìm mua tại nhà sách hoặc các trang thương mại điện tử để biết cách cân đối dinh dưỡng cho trẻ.
Ăn dặm tự chỉ huy
Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp tập cho bé ăn thô như người lớn. Với những bữa ăn bắt đầu bằng rau củ luộc được hầm mềm và bé sẽ dùng đôi tay của mình để học cách đưa thức ăn vào miệng, tập nhai và tập xử lý thức ăn. Phương pháp này không chú trọng vào việc ăn hết bữa ăn mà chú trọng vào việc cách xử lý đưa thức ăn vào miệng và phát triển các giác quan.
Nhược điểm: Khi mới bắt đầu, bé sẽ ăn với lượng rất ít và không tăng cân. Bên cạnh đó, bé rất dễ bị hóc thức ăn do chưa biết cách xử lý thức ăn thô. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý và học thêm các phương pháp cấp cứu xử lý hóc dị vật khi trẻ thực hiện phương pháp ăn dặm này. Song song đó, ăn dặm chỉ huy thì bàn ăn sẽ khá là “bày bừa” nên mẹ luôn cần có hoặc nước rửa chén để vệ sinh tránh bị .
Ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp chế biến các món ăn bột, Cháo xay nhuyễn giúp mẹ chế biến nhanh và không mất nhiều thời gian. Nhược điểm là khiến trẻ không ăn thô tốt. Nhiều trẻ đến 2 tuổi vẫn ăn cơm nát không ăn được cơm bình thường.
Hãy tự tin chọn phương pháp ăn dặm truyền thống nếu bạn là người bận rộn
Như vậy, trong , bạn sẽ khá lo lắng rằng bạn là người bận rộn, không có thời gian chuẩn bị bữa ăn như ăn dặm kiểu Nhật hay tự chỉ huy. Bạn hãy gạt bỏ những suy nghĩ đó đi và áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống nhanh gọn bạn nhé.
Ăn dặm truyền thống bạn vẫn mang đến các món ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Vào những bữa cơm tối hoặc cuối tuần có nhiều thời gian hơn, bạn vẫn có thể thực hiện các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, tự chỉ huy cho trẻ để rèn luyện thêm khả năng ăn thô và vị giác. Thật đơn giản phải không nào, đừng lo lắng nữa bạn nhé!
1/ Từ 5 – 6 tháng tuổi cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên cho bé ăn dặm vào khoảng tháng thứ 6 trở đi, vì khi này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn.
Trong giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày vì đây là những ngày đầu vé tập làm quen với thức ăn mới. sẽ bắt đầu tập nhai và nuốt những thức ăn lộm cộm không giống với sữa mẹ. Lượng thức ăn lần đầu tiên chỉ cần khoảng 10 – 15ml/bữa/ngày là được.
2/ Từ 7 – 9 tháng tuổi cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Đến tháng thứ 7, bé đã dần quen với việc nuốt thức ăn mịn vậy nên khả năng giữ thức ăn trong miệng, nhai nhẹ và cảm nhận món ăn đã tiến bộ hơn rồi. Giai đoạn này bé bắt đầu giảm các cữ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột, bạn chỉ cần cho bé ăn sữa bột 5 bữa/ngày và tăng bữa ăn dặm lên 2 bữa/ngày.
trong giai đoạn này sẽ có độ đặc hơn trước nhưng vẫn phải đảm bảo độ mềm nhất định. Mẹ có thể cho bé ăn mứt, đậu hũ non và các loại thức ăn mềm được cắt thành lát nhỏ. Bữa ăn dặm nên được thay thế sữa mẹ vào buổi trưa và buổi tối nhé.
Mặc dù trẻ đã được ăn 2 bữa và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất nhưng bạn cũng không được quên bạn nhé. Việc tắm nắng nên duy trì cả đời sẽ giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn mà không có bất kỳ loại thuốc nào có thể làm được.
3/ Từ 10 – 12 tháng tuổi cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Vào giai đoạn này, nguồn thức ăn chính là sữa đã được thay thế bằng thức ăn dặm, với tỉ lệ thức ăn dặm lên đến hơn 60%/ngày. Lúc này, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn dặm của trẻ để bé không bị thiếu chất và đảm bảo sức khỏe toàn diện, .
Trong thời gian này, bé đã lớn và có thể chuyển sang ăn dặm 3 bữa/ngày hoặc 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Bữa ăn dặm chính sẽ bao gồm cháo hoặc cơm xay nát, bữa phụ sẽ gồm trái cây, sữa chua và bánh tập ăn. Mẹ chỉ cần cho bé bú sữa hoặc uống sữa bột vào lúc vừa thức dậy và trước lúc bé ngủ, còn các bữa ăn trong ngày nên được thay thế bằng những bữa chính và bữa phụ để ăn dặm.
Tầm tuổi này, bé đã có răng cửa vì thế khả năng nhai và nuốt cũng đã được cải thiện nhiều hơn trước, bé đã có thể cắn miếng thức ăn lớn và tự điều chỉnh miếng thức ăn để phù hợp với khoang miệng của mình.
Sau 12 tháng, bé đã có thể tự ăn những thức ăn như người lớn, nhưng bạn cũng cần đảm bảo nguồn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa để không làm tổn hại đến hệ tiêu hóa của bé nhé.
Vậy là, qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết cách cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa, ăn như thế nào và cách cân đối dinh dưỡng rồi đúng không nhỉ? Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Cleanipedia để bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Xem thêm: , , , ,