Chlorpropamide

Mục lục 1 Tác dụng 1.1 Tác dụng của chlorpropamide là gì? 1.2 Bạn nên dùng chlorpropamide như thế nào? 1.3 Bạn nên bảo quản chlorpropamide như thế nào? 2 Liều dùng 2.1 Liều dùng chlorpropamide cho người lớn là gì? 2.2 Liều dùng chlorpropamide cho trẻ em là gì? 2.3 Chlorpropamide có những hàm […]

Đã cập nhật 13 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Chlorpropamide

Tác dụng

Tác dụng của chlorpropamide là gì?

Chlorpropamide được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp để kiểm soát lượng đường cao trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Thuốc cũng có thể được sử dụng chung với các thuốc tiểu đường khác. Việc kiểm soát lượng đường cao trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, hoại tử và các vấn đề về chức năng tình dục. Việc kiểm soát bệnh tiểu đường hợp lí cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Chlorpropamide thuộc về nhóm thuốc sulfonylureas. Thuốc làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm giải phóng insulin tự nhiên trong cơ thể của bạn.

Bạn nên dùng chlorpropamide như thế nào?

Uống thuốc sau khi ăn sáng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần/ngày. Liều lượng được dựa trên tình trạng bệnh của bạn và sự thích ứng với việc điều trị. Nếu thuốc này gây đau bụng, hãy thảo luận với bác sĩ nếu có thể chia liều dùng hàng ngày thành các liều nhỏ hơn để uống nhiều lần trong ngày. Thực hiện cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bắt đầu dùng thuốc này với liều thấp và tăng dần liều dùng. Thực hiện cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn ghi nhớ, hãy dùng thuốc tại một thời điểm nhất định mỗi ngày. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu nó xấu đi (lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp).

Bạn nên bảo quản chlorpropamide như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng chlorpropamide cho người lớn là gì?

Liều lượng thông thường cho người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2

Liều khởi đầu: uống 250 mg một lần/ngày sau bữa ăn sáng.

Liều duy trì: uống 100-500 mg chia làm 1 hoặc 2 lần dùng. Sau 5-7 ngày điều trị ban đầu, nồng độ máu của chlorpropamide đạt mức ổn định. Có thể điều chỉnh liều dùng sau đó tăng hoặc giảm với gia số không vượt quá 50-125 mg trong vòng 3-5 ngày để kiểm soát tối ưu. Không nên điều chỉnh liều dùng quá thường xuyên.

Liều dùng cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2

Liều khởi đầu: uống 100-125 mg một lần/ngày sau bữa ăn sáng.

Liều dùng chlorpropamide cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Chlorpropamide có những hàm lượng nào?

Chlorpropamide có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén dùng đường uống, 100 mg, 250 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng chlorpropamide?

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp là những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng chlorpropamide. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, đói bụng, suy nhược, đổ mồ hôi, run, khó chịu, khó tập trung, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ngất xỉu, hoặc co giật (hạ đường huyết nặng có thể gây tử vong). Hãy mang theo kẹo hoặc viên đường bên mình trong trường hợp lượng đường trong máu của bạn ở mức thấp.

Ngưng dùng chlorpropamide và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, yếu trong người bất thường;
  • Da tái, sốt, nhầm lẫn;
  • Khó tập trung, khó nhớ, cảm thấy không khỏe, gặp ảo giác;
  • Mê sảng, ngất xỉu;
  • Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
  • Đau nhói đầu, vã mồ hôi, buồn nôn nặng, khó thở, tim đập nhanh hay đập thình thịch, nhìn mờ, cảm giác quay cuồng;
  • Dị ứng da nặng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng trên của cơ thể) và gây phồng rộp,bong tróc.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy;
  • Đói bụng;
  • Phát ban da nhẹ, mẩn đỏ, ngứa.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng chlorpropamide bạn nên biết những gì?

Không dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với chlorpropamide hoặc nếu bạn đang nhiễm axit xetone tiểu đường. Hãy khám bác sĩ để được điều trị bằng insulin.

  • Để đảm bảo an toàn khi dùng chlorpropamide, cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ các bệnh khác:
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Rối loạn tuyến yên hoặc tuyến thượng thận;
  • Có tiền sử bệnh tim;
  • Nếu bạn đang bị suy dinh dưỡng. Một số loại thuốc tiểu đường dạng uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải việc điều trị bệnh tiểu đường gây tổn hại cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc điều trị bệnh tiểu đường với chlorpropamide.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Chlorpropamide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tài liệu này không chứa tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra. Giữ danh sách của tất cả sản phảm bạn đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê toa/thuốc không cần toa và các sản phẩm thảo dược) và nói với bác sĩ hoặc dược sĩ. Không bắt đầu, ngưng dùng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Thuốc trị tiểu đường dùng đường uống (Acarbose; Dulaglutide; Metreleptin).
  • Thuốc kháng sinh (Alatrofloxacin; Balofloxacin; Ciprofloxacin; Clinafloxacin: Enoxacin; Fleroxacin; Fluconazole; Flumequine; Gatifloxacin; Gemifloxacin; Grepafloxacin; Levofloxacin; Lomefloxacin; Moxifloxacin; Norfloxacin; Ofloxacin; Pefloxacin; Prulifloxacin; Rufloxacin; Sparfloxacin; Temafloxacin; Tosufloxacin; TrovafloxacinMesylate).
  • Thuốc trị loạn nhịp (Disopyramide).

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Thuốc trị tăng huyết áp (Acebutolol; Alprenolol; Atenolol;Betaxolol; Bevantolol; Bisoprolol; Bucindolol; Carteolol; Carvedilol; Celiprolol; Chlorthalidone; Choline Salicylate; Dilevalol; Esmolol; Fepradinol; Hydrochlorothiazide; Labetalol; Levobunolol; Mepindolol; Metipranolol; Metoprolol; Nadolol; Nebivolol; Oxaprozin; Oxprenolol; Penbutolol; Pindolol; Propranolol; Sotalol; Talinolol; Tertatolol; Timolol).
  • Thuốc kháng viêm không steroid (Aceclofenac; Acemetacin;mtolmetin Guacil; Aspirin; Bromfenac; Bufexamac; Celecoxib; Dexibuprofen; Dexketoprofen; Diclofenac; Clonixin; Diflunisal; Etodolac; Etofenamate; Etoricoxib; Felbinac; Fenoprofen; Feprazone; Floctafenine; Flufenamic Acid; Flurbiprofen; Ibuprofen; Ibuprofen Lysine; Indomethacin; Ketoprofen; Ketorolac; Lornoxicam; Loxoprofen; Lumiracoxib; Meclofenamate; Mefenamic Acid; Meloxicam; Morniflumate; Nabumetone; Naproxen; Nepafenac; Niflumic Acid; Nimesulide; Oxyphenbutazone; Parecoxib; Phenylbutazone; Piketoprofen; Piroxicam; Pranoprofen; Proglumetacin; Propyphenazone; Proquazone; Rofecoxib; Salicylic Acid; Salsalate; Sulindac; Tenoxicam; Tiaprofenic Acid; Tolfenamic Acid; Sodium Salicylate; Tolmetin; Valdecoxib).
  • Thuốc trị rối loạn lipid huyết (Clofibrate).
  • Thuốc kháng sinh (Chloramphenicol; Linezolid; Methylene Blue; Rifampin; Rifapentine; Sulfadiazine; Sulfamethoxazole).
  • Thuốc chống trầm cảm (Iproniazid; Isocarboxazid; Moclobemide; Nialamide;Các loại dược liệu (Psyllium; Bitter Melon; Dipyrone; Fenugreek; Garlic; Glucomannan; Guar Gum).

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới chlorpropamide không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

  • Ethanol.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến chlorpropamide ?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Ngộ độc rượu;
  • Tuyến thượng thận hoặc tuyến yên hoạt động kém;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Tình trạng thể chất yếu – Có thể khiến tác dụng phụ tồi tệ hơn.
  • Ketoacidosis (xetone trong máu);
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 – Không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh này.
  • Thiếu men Glucose 6-phosphate dehydrogenase (G6PD) (thiếu enzyme) – Sử dụng một cách thận trọng. Có thể gây thiếu máu tan máu (rối loạn máu) ở những bệnh nhân với tình trạng này.
  • Bệnh tim hoặc mạch máu – Sử dụng một cách thận trọng. Có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan – Sử dụng một cách thận trọng. Tác dụng có thể gia tăng vì thuốc được loại bỏ chậm hơn ra khỏi cơ thể.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng dùng quá liều có thể bao gồm:

  • Hạ đường huyết;
  • Co giật;
  • Mất ý thức.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: