CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ, CÁCH SỬA CHỮA HỆ THỐNG CÒI XE Ô TÔ

Còi xe ô tô là loại chi tiết phụ tùng xe ô tô được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi xe ô tô phát ra nhằm mục đích chủ yếu để báo cho người đi đường và tài xế các xe khác sự có mặt hoặc hướng dịch chuyển […]

Đã cập nhật 10 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ, CÁCH SỬA CHỮA HỆ THỐNG CÒI XE Ô TÔ
  1. Còi xe ô tô là loại chi tiết phụ tùng xe ô tô được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi xe ô tô phát ra nhằm mục đích chủ yếu để báo cho người đi đường và tài xế các xe khác sự có mặt hoặc hướng dịch chuyển của xe đang chạy nhằm đảm bảo an toàn giao thông. 

    Còi xe ô tô là gì ?

    Còi xe ô tô là loại chi tiết phụ tùng xe ô tô được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi xe ô tô phát ra nhằm mục đích chủ yếu để báo cho người đi đường và tài xế các xe khác sự có mặt hoặc hướng dịch chuyển của xe đang chạy nhằm đảm bảo an toàn giao thông. 

    Còi xe ô tô điện

    Hình 2.14: Cấu tạo còi xe ô tô
    1. Loa còi xe ô tô    2. Khung thép    3. Màng thép    4. Vỏ còi xe ô tô    5. Khung thép
    6. Trụ đứng     7. Tấm thép lò xo    8. Lõi thép từ    9. Cuộn dây    10.  Ốc hãm
    11. Ốc điều chỉnh    12. Ốc hãm    13.  Trụ điều khiển     14.  Cần tiếp điểm tĩnh
    15.  Cần tiếp điểm động    16.  Tụ điện    17.  Trụ đứng của tiếp điểm
    18.  Đầu bắt dây còi xe ô tô    19.  Núm còi xe ô tô        20.  Điện trở phụ

    Nguyên lý hoạt động còi sên xe ô tô

    Khi bật công tắc máy và nhấn còi sên xe ô tô:

    Cực dương ắc quy Accu -> cuộn dây -> tiếp điểm KK’ -> công tắc còi xe ô tô -> mass, cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung làm tiếp điểm KK’ mở ra -> dòng qua cuộn dây mất -> màng rung đẩy lõi thép lên -> KK’ đóng lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 – 400 Hz -> màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu. 

    Tụ điện hoặc điện trở được mắc song song tiếp điểm KK’ để bảo vệ tiếp điểm khỏi bị cháy khi dòng điện trong cuộn dây bị ngắt (C = 0,14 – 0,17 F). 

    Rơ le còi xe ô tô: trường hợp mắc nhiều còi xe ô tô thì dòng điện qua công tắc còi xe ô tô rất lớn (10 – 25A) nên dễ làm hỏng công tắc còi xe ô tô. Do đó rơle còi xe ô tô được sử dụng dùng để giảm dòng điện qua công tắc (khoảng 0,1A khi sử dụng rơle còi xe ô tô). 

    Hình 2.15: Rơ le còi xe ô tô

    Khi nhấn nút còi xe ô tô:

    Cực dương ắc quy Accu -> nút còi xe ô tô -> cuộn dây mass, từ hóa lõi thép hút tiếp điểm đóng lại: Ắc quy Accu -> cầu chì -> khung từ -> lõi thép -> tiếp điểm -> còi xe ô tô -> mass, còi xe ô tô phát tiếng kêu. 

    Chuông nhạc xe ô tô

    Khi ôtô chạy lùi các đèn báo lùi được bật tự động và kết hợp với chuông nhạc. 

    Sơ đồ mạch điện: 

    Hình 2.16: Sơ đồ hệ thống tín hiệu đèn và chuông nhạc.

    Hình 2.17: Sơ đồ mạch chuông nhạc

    Khi gài số lùi công tắc lùi đóng lại, có dòng nạp cho tụ theo 2 nhánh: 

    Từ: Cực dương ắc quy Accu -> R1 – >C1-> cực BE của transistor T2 -> R4-> diode D-> mass, dòng điện phân cực thuận cho T2 dẫn, T1 khóa. Khi C1 được nạp đầy làm T2 khóa, T1 dẫn cho dòng: -> Accu -> chuông -> T1 -> mass, làm chuông kêu, khi T1 dẫn thì C1 phóng nhanh qua T1 -> R4 -> âm tụ, làm T1 mở nhanh, T2 khoá nhanh, khi tụ T1 phóng xong thì nó lại được nạp, T2 dẫn, T1 khoá… 

Tags: