Cần đeo hàm duy trì bao lâu sau khi tháo niềng răng ?

Đeo hàm duy trì là bước cuối cùng trong điều trị niềng răng. Có rất nhiều bệnh nhân không đạt được kết quả niềng răng như ý, phải niềng răng lại sau này do không tuân thủ đúng hướng dẫn và thời gian đeo hàm duy trì. Mục lục 1 Hàm duy trì là gì ? […]

Đã cập nhật 10 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Cần đeo hàm duy trì bao lâu sau khi tháo niềng răng ?

Đeo hàm duy trì là bước cuối cùng trong điều trị niềng răng. Có rất nhiều bệnh nhân không đạt được kết quả niềng răng như ý, phải niềng răng lại sau này do không tuân thủ đúng hướng dẫn và thời gian đeo hàm duy trì.

Hàm duy trì là gì ?

Hàm duy trì là thiết bị cố định hoặc có thể tháo rời, có tác dụng giữ răng ổn định vị trí sau khi tháo niềng răng. Nhiều người nhầm lẫn rằng sau khi tháo niềng sẽ được sở hữu hàm răng thẳng đều vĩnh viễn nhưng thực tế không phải vậy. Để răng không xô lệch về vị trí cũ, bệnh nhân vẫn cần phải đeo thêm hàm duy trì thêm một thời gian. Nguy cơ răng di chuyển về vị trí cũ có thể giải thích như sau:

Quá trình niềng răng là một thời gian dài răng phải chịu lực xiết để dịch chuyển, các lực tác động này nhẹ nhưng vẫn khiến răng và hàm nhạy cảm hơn bình thường. Ngay sau khi tháo niềng, nhìn bằng mắt thường có thể thấy răng đã thằng đều nhưng thực chất răng lại chưa ổn định trong xương ổ răng. Cộng thêm việc phải ăn nhai hàng ngày khiến răng cần một dụng cụ đặc biệt như hàm duy trì để bảo vệ kết quả niềng răng.

Cần đeo hàm duy trì bao lâu?

Câu hỏi này cũng tương đương với câu hỏi niềng răng mất bao lâu. Thời gian đeo hàm duy trì hay thời gian niềng răng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, tùy thuộc tình trạng và sức khỏe của răng.

Nếu trường hợp niềng răng không phức tạp, sức khỏe răng tốt thì thời gian đeo hàm duy trì có thể chỉ từ 1 – 3 tháng.

Nếu trường hợp niềng răng phức tạp, các răng di chuyển nhiều, răng không khỏe thì bệnh nhân cần đeo hàm kiên trì ít nhất 6 tháng

Có những trường hợp niềng răng phức tạp, răng yếu, chậm thích nghi, bệnh nhân phải đeo hàm duy trì kéo dài vài năm, thậm chí vĩnh viễn.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Cách phân loại cơ bản nhất là chia thành 2 loại: Hàm duy trì tháo lắp và Hàm duy trì cố định

∗ Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định có chất liệu làm từ thép không gỉ, được gắn cố định vào mặt sau của răng, phù hợp với các trường hợp niềng răng cửa, niềng răng đóng khe thưa,…

∗ Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp giúp người đeo dễ dàng tháo ra để vệ sinh hơn, có hai loại hàm duy trì tháo lắp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hàm kim loại và hàm nhựa

– Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Cấu tạo hàm tháo lắp là một đoạn dây cung kim loại ôm sát đoạn răng cửa giữa 2 răng nanh. Loại hàm này thường được đeo vào ban đêm vì tính thẩm mỹ không cao.

– Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa

Hàm duy trì nhựa tương tự như khay niềng trong suốt, chúng có thể dễ dàng tháo ra khi ăn uống và vệ sinh.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

∗ Đeo hàm duy trì đủ thời gian

Thời gian đầu có thể bệnh nhân phải đeo hàm duy trì 24/24 ngay cả đối với hàm duy trì tháo lắp. Khoảng thời gian này có thể kéo dài 3 – 4 tuần tùy thuộc tình trạng răng và ổ xương của bạn. Sau đó thời gian đeo hàm duy trì có thể giảm dần xuống, đến lúc chỉ cần đeo vào buổi tối, rồi đến lúc có thể bỏ hoàn toàn.

∗ Vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ

Đừng để mảng bám tích tụ trên hàm duy trì. Đối với hàm duy trì cố định, bạn có thể vệ sinh răng bằng các dụng cụ chuyên dụng như lúc vệ sinh răng đeo niềng. Đối với hàm duy trì tháo lắp, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều, hãy tháo hàm ra và lần lượt làm sạch răng và hàm duy trì riêng biệt.

∗ Tái khám đúng hẹn để kiểm tra

Trong thời gian đeo hàm duy trì, bạn vẫn cần tới khám định kì đúng hẹn để bác sĩ chỉnh nha kiểm tra tình trạng răng