5 Cách tẩy da chết chân giúp gót chân tạm biệt nứt nẻ, chai sần

Tốc độ tái tạo da của con người bao gồm ba lớp: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Biểu bì là lớp ngoài cùng luôn trải qua quá trình đổi mới liên tục. Sau 28 ngày, lớp da này sẽ được thay thế bằng những tế bào mới. Tuy nhiên, các tế bào […]

Đã cập nhật 18 tháng 10 năm 2020

Bởi TopOnMedia

5 Cách tẩy da chết chân giúp gót chân tạm biệt nứt nẻ, chai sần

Tốc độ tái tạo da của con người bao gồm ba lớp: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Biểu bì là lớp ngoài cùng luôn trải qua quá trình đổi mới liên tục. Sau 28 ngày, lớp da này sẽ được thay thế bằng những tế bào mới. Tuy nhiên, các tế bào già cỗi sẽ không tự bong tróc mà đòi hỏi bạn phải tẩy da chết. Nhưng tẩy da chết như thế nào thì an toàn và mang lại đôi chân mịn màng? Khám phá ngay các bí quyết bên dưới bài viết này nhé!

Nứt nẻ và khô gót chân có nguy hiểm hay không?

Đối với hầu hết mọi người nứt gót chân không nghiêm trọng, tuy nhiên nó có thể gây khó chịu khi đi di chuyển và trông mất thẩm mỹ. Vì vậy, nếu bạn muốn tự tin mang giày hở gót thì nên tẩy da chết để đôi chân sáng mịn hơn. 

Trong một số trường hợp khác, các vết nứt ở gót chân có thể trở nên rất sâu và gây đau. Điều này vô tình sẽ là cơ hội tốt để bọn vi trùng vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, lâu dần tình trạng này có thể khiến đôi chân bị hoại tử và gây ra dị tật suốt đời.

chân nứt nẻ
Không chỉ kém thẩm mỹ, nứt gót chân về lâu dài sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân khiến gót chân nứt nẻ và khô cứng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gót chân của bạn bị nứt nẻ và khô cứng. Tuy nhiên, giải pháp nhanh và hiệu quả nhất cho các trường hợp này vẫn chỉ là tẩy da chết.

  • Do thiếu nước và vitamin: Sự thiếu hụt nước, khoáng chất, vitamin C, vitamin B-3 và vitamin E có thể góp phần làm cho gót chân bị khô và nứt nẻ. 
  • Mãn kinh: Sau khi mãn kinh, số ít phụ nữ có thể sẽ mắc phải một tình trạng được gọi là “da sừng”. Đây là chứng rối loạn da khiến gót chân và các bộ phận khác của cơ thể bị nứt nẻ.
  • Mang giày, dép quá chật: Điều này sẽ khiến gót chân của bạn bị chèn ép và tạo nên các vết nứt nẻ. Trong một số trường hợp, các vết nứt có thể trở nên rất sâu và gây đau. Do đó, bạn cần tẩy da chết và dùng kem dưỡng ẩm để làm lành các tổn thương.
  • Gây áp lực quá nhiều lên gót chân: Khi bạn đi bộ, đứng quá lâu, mang vác nặng, tăng cân hoặc mang thai khiến sức nặng dồn xuống bàn chân làm lớp đệm mỡ dưới gót chân nở ra khiến gót chân bị nứt nẻ.
  • Do bệnh lý: Một số căn bệnh phổ biến nhất khiến da chân bị nứt bao gồm nấm da chân, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và chứng hyperhidrosis.
  • Không tẩy tế bào chết thường xuyên: Như đã chia sẻ từ lúc đầu, sau 28 – 30 ngày là chu trình thay đổi da. Vì vậy nếu bạn không tẩy tế bào chết để làm sạch lớp sừng già, chân của bạn sẽ trông nứt nẻ và bong tróc. Áp dụng các cách tẩy tế bào chết tại nhà vừa đơn giản lại không tốn quá nhiều thời gian của bạn, nhưng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.
mang giày chật
Mang giày quá chật là lý do quen thuộc khiến gót chân các nàng bị nứt nẻ (Nguồn: Internet)

5 Cách tẩy da chết chân giúp đem lại gót chân mềm mịn hồng hào

Dưới đây là những cách tẩy da chết hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để lấy lại đôi chân trắng mịn.

#1 Tẩy da chết chân chân bằng đường và dầu oliu

Trong khi đường làm nhiệm vụ tẩy da chết thì dầu oliu sẽ phát huy công dụng kháng khuẩn và dưỡng ẩm tự nhiên giúp làm mềm gót chân. Bên cạnh đó, dầu oliu cũng chứa các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K vừa có lợi cho da, lại vừa có khả năng kích thích mọc tóc. Trong đó, vitamin E được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da như vẩy nến và bệnh chàm.

Nguyên liệu

  • 2 muỗng cà phê đường, đường trắng hoặc đường nâu đều được.
  • 2 muỗng cà phê dầu oliu nguyên chất.

Cách làm

  • Bạn trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Trước khi tẩy da chết, bạn cần vệ sinh bàn chân sạch sẽ và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Thoa hỗn hợp lên phần gót bị nứt và massage nhẹ nhàng trong 3-4 phút thì rửa sạch lại với nước.

Tần suất sử dụng: 2 lần/ tuần.

đường và dầu oliu
Đường và dầu oliu – Công thức trị nứt gót chân tuyệt vời (Nguồn: Internet)

#2 Tẩy da chết cho gót chân với muối tắm

Muối tắm tẩy da chết S-White là một trong những sản phẩm dành cho body được ưa chuộng nhất hiện nay. Sản phẩm giúp làm sạch mọi bụi bẩn cùng lớp sừng già từ cổ đến gót chân, giúp kháng khuẩn, làm mềm da chân. Giúp các loại kem dưỡng da phát huy tối ưu hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách dùng muối tắm qua việc ngâm chân với muối S-White sẽ giúp làm dịu cơ bắp, giảm đau nhức do đứng nhiều giờ hoặc đi giày chật. 

Cách dùng

  • Sau khi tắm hoặc đã làm sạch bàn chân và lau khô thì bạn thoa muối tắm lên chân, massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc để nhẹ nhàng lấy sạch lớp sừng.
  • Thực hiện thao tác này từ 2 – 3 phút thì bạn rửa sạch chân lần nữa với nước mát.
  • Cuối cùng, bạn thoa kem dưỡng ẩm để giúp đôi chân mềm mại hơn.

Tần suất sử dụng: 2 – 3 lần/ tuần.

muối tắm
Cách tẩy da chết nhanh gọn lẹ mà hiệu quả chính là sử dụng muối tắm S-White (Nguồn: Internet)

#3 Tẩy da chết chân bằng đá mài cho gót chân mềm mại

Đá mài được làm từ dung nham và nước trộn lẫn với nhau. Đây là một loại đá nhám được sử dụng để tẩy da chết và khô sần. Bạn có thể sử dụng loại đá này hàng ngày nhưng điều quan trọng là phải biết cách sử dụng đúng cách. Nếu không cẩn thận, bạn có thể loại bỏ quá nhiều da, gây chảy máu hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Cách dùng

  • Bạn cần làm mềm phần chân bị nứt bằng nước ấm trước.
  • Sau đó, bạn dùng đá chà nhẹ để làm phẳng gót chân.
  • Cuối cùng, bạn rửa sạch chân với nước và thoa kem dưỡng ẩm da chân.

Tần suất sử dụng: 1 lần/ tuần.

tẩy da chết chân
Bạn có thể tìm kiếm đá mài trên các trang mạng và đặt mua với giá rẻ (Nguồn: Internet)

#4  Dùng máy tẩy da chết loại bỏ chai sần nhanh chóng

Thay vì phải thực hiện tẩy da chết thủ công bằng đá mài thì bạn còn có lựa chọn là sử dụng máy chà gót chân. Các loại máy này được thiết kế nhỏ gọn với tay cầm tiện lợi cùng công suất vừa phải để có thể làm sạch lớp da chết mà không gây tổn thương cho bàn chân. Bạn có thể mua máy ở các siêu thị hoặc đặt hàng trên các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo,..

Cách dùng

  • Để loại bỏ da chết một cách tối ưu nhất, bạn cần làm ẩm chân trước khi sử dụng máy.
  • Tiếp đến, bạn bật máy chạy đưa vào gót chân và chà lên xuống.
  • Cuối cùng, bạn lấy khăn ẩm lau sạch chân hoặc rửa chân lại với nước mát.

Tần suất sử dụng: 1-2 lần/ tuần.

máy tẩy da chết
Thị trường hiện nay có rất nhiều máy tẩy gót chân mà bạn tha hồ lựa chọn (Nguồn: Internet)

#5 Tẩy da chết gót chân với sáp paraffin

Sáp parafin là một loại sáp mềm được nấu chảy ở nhiệt độ trung bình khoảng 125 ° F (51 ° C) ngoài công dụng là mặt nạ dưỡng da, parafin còn có khả năng lấy đi lớp sừng hóa cứng trên gót chân, giúp da mềm mịn và trắng sáng hơn. Tuy nhiên, không sử dụng sáp để tẩy da chết nếu chân bạn bị máu lưu thông kém, có vết thương hở,…

Cách dùng

  • Đun chảy sáp rồi đổ ra bát sạch cho sáp bớt nóng
  • Nhúng phần chân bị khô, nứt vào sáp nhiều lần và bọc ni lông lại.
  • Sau khi sáp cứng lại, bạn có thể lấy sáp ra. Tất cả da chết trên chân của bạn trước đó sẽ được loại bỏ cùng với lớp sáp. Bàn chân của bạn sẽ trở nên mềm mại sau đó.

Ngoài ra bạn có thể đến các spa Làm đẹp để các chuyên viên giúp bạn thực hiện liệu trình sáp parafin.

Tần suất sử dụng: 2 lần/ tuần.

mặt nạ
Trị nứt gót chân bằng phương pháp đắp sáp paraffin được một số chị em tin dùng (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi tẩy da chết cho vùng gót chân

Sau khi đã “bỏ túi” được các cách tẩy da chết hiệu quả nhất thì bây giờ là lúc bạn cần ghi chú lại những lưu ý để giúp đôi chân trở nên mịn màng hơn.

  • Kết hợp dưỡng da chân: Sử dụng các sản phẩm dưỡng da chân để bổ sung độ ẩm cho gót luôn mịn màng, hạn chế tình trạng khô sần và nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa đông.
  • Dùng mặt nạ ủ chân: Các sản phẩm mặt nạ ủ chân giúp chăm sóc da chân toàn diện hơn, giúp các dưỡng chất đi sâu vào da giúp nuôi dưỡng và cải thiện các vấn đề da.
  • Chọn giày, dép thích hợp: Không đi giày, dép quá chật hoặc gót quá cao sẽ vô tình tạo áp lực cho đôi chân.
  • Mang vớ mềm: Chọn loại vớ được làm từ vải bông mềm và không quá bó sát vào chân để không gây ma sát làm tổn thương da chân.
  • Ăn uống đủ chất: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và nạp đủ vitamin, khoáng chất để cơ thể không thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Hạn chế đứng quá lâu: Đi bộ hoặc đứng lâu là những việc nhỏ nhưng lâu dần sẽ gây nên những vết nứt ở gót chân.

Trong tất cả các cách tẩy da chết cho bàn chân thì có lẽ việc sử dụng muối tắm là tiết kiệm chi phí và thời gian nhất mà hiệu quả mang lại thì rất cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần một sản phẩm chăm sóc cơ thể dành riêng cho đôi bàn chân để dưỡng ẩm trắng mịn hơn và có thể tham khảo thêm cách làm Trắng Da chân để đôi chân thêm toàn diện nhé!

Nguồn tham khảo: tẩy da chết

Tags: