Hướng Dẫn 2 Cách Làm Lê Hấp Đường Phèn Giảm Ho Đơn Giản Tại Nhà

Chữa ho bằng cách làm lê hấp đường phèn là công thức điều trị an toàn, mang lại hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ về cách làm để phát huy hết chức năng của chúng. Để hiểu rõ hơn về cách làm lê hấp đường phèn […]

Đã cập nhật 27 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Hướng Dẫn 2 Cách Làm Lê Hấp Đường Phèn Giảm Ho Đơn Giản Tại Nhà
  1. Chữa ho bằng cách làm lê hấp đường phèn là công thức điều trị an toàn, mang lại hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ về cách làm để phát huy hết chức năng của chúng. Để hiểu rõ hơn về cách làm lê hấp đường phèn trị ho thì cùng tham khảo bài viết của Leflair ngay dưới đây nhé!

    Xem thêm: Cách Làm Gà Nướng Muối Ớt Thơm Ngon Lại Cay Giòn, Đơn Giản Tại Nhà

    Tác dụng của lê hấp đường phèn

    Lê hấp đường phèn trị ho vừa dễ thực hiện (Nguồn: Internet)

    Lê hấp đường phèn chữa ho có thực sự hiệu quả hay không hẳn là câu hỏi mà các mẹ đặc biệt quan tâm. Chắc hẳn ai cũng biết, lê là một loại quả có tính mát, ngọt dịu với nhiều công dụng như giảm ho, đờm, thanh lọc và giải độc cơ thể rất tốt. Ngoài ra, loại quả này cũng trở thành một dược vị không thể thiếu trong những bài thuốc trị bệnh về hô hấp và trị ho. 

    Từ những công dụng riêng của lê và đường phèn, khi kết hợp hai nguyên liệu này sẽ tạo thành một bộ đôi hoàn chỉnh trong việc khắc phục và kiểm soát tình trạng ho. Lê hấp đường phèn làm vừa đơn giản lại có tác dụng thông tâm, nhuận tràng và bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. 

    Cách chế biến lê hấp đường phèn thanh mát, trị ho cực kỳ hiệu quả

    Nguyên liệu chuẩn bị

    Lê : 2 quả

    Đường phèn : 20 gram

    Chuẩn bị nguyên liệu làm lê hấp đường phèn (Nguồn: Internet)

    Xem thêm: Cách Làm Kim Chi Cải Thảo Giòn, Ngon Chuẩn Vị Hàn Quốc

    Các bước thực thiện lê hấp đường phèn

    Cách làm lê hấp đường phèn cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị ho trong những ngày thời tiết ẩm ương như thế này. Cùng tham khảo các bước chế biến dưới đây nhé. 

    Bước 1: 

    • Cho vào bát 200ml nước và 1 muỗng cà phê muối, khuấy cho hỗn hợp trên hòa tan rồi cho lê vào ngâm từ 3 – 5 phút. Sau đó, rửa lê lại với nước sạch. 
    • Gọt vỏ lê, cắt thành những miếng mỏng hoặc hình quân cờ. 
    Cắt lê thành những miếng mỏng (Nguồn: Internet)

    Xem thêm: Cách Làm Bánh Tráng Trộn Lạ Miệng Tại Nhà

    Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 400ml nước, cho lê và đường phèn đã chuẩn bị vào và nấu trên lửa lớn. 

    Bắc nồi nước, cho lê và đường phèn vào nấu (Nguồn: Internet)

    Bước 3: Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và nấu thêm 20 phút là có thể tắt bếp.

    Xem thêm: Cách Bảo Quản Rau Củ Không Cần Tủ Lạnh Mà Vẫn Giữ Được Độ Tươi Ngon

    Thành phẩm

    Đổ lê hấp ra tô, ăn nóng hoặc để nguội hẳn rồi dùng đều ngon. Bạn có thể bảo quản thành phẩm trong ngăn mát và dùng dần trong ngày hoặc 3 ngày. Món lê hấp đường phèn chữa ho mềm ngọt, miếng lê giòn giòn hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. 

    Vị ngọt mát của lê kết với ngọt dịu nhẹ của đường phèn sẽ đem đến cho bạn một phương thuốc trị ho và cũng là một món ăn phụ cho gia đình. 

    Xem thêm: Cách làm bánh flan đơn giản tại nhà ăn là ghiền, thơm ngon cực kỳ

    Cách làm lê hấp kỷ tử, táo tàu, đường phèn

    Nguyên liệu chuẩn bị

    Lê : 2 quả

    Đường phèn: 20gram

    Táo tàu khô: 6 quả

    Kỷ tử: 1 thìa

    Nước lọc: 150ml

    Các bước làm lê hấp đường phèn

    Táo tàu và kỷ tử là những nguyên liệu dễ tìm (Nguồn: Internet)

    Lê, táo tàu hay kỷ tử đều là những nguyên liệu dễ tìm và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Với cách làm lê hấp đường phèn này, bạn sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm rõ rệt. 

    Bước 1: Đem lê đi rửa sạch phần vỏ ngoài để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám quanh. Tiếp đến, bạn dùng dao cắt ngang phần cuống đến ⅓ quả sau đó dùng thìa nạo bỏ bớt phần lõi bên trong. 

    Bước 2: Chia đôi nguyên liệu cho vào trong 2 quả lê vừa cắt, sau đó cho thêm nước và đậy phần cuống lại rồi đặt vào trong chén sứ, cho vào nồi chưng cách thủy. 

    Bước 3: Tiến hành hấp lê với lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng cho đến khi lê chín mềm, đường phèn bên trong tan hết thì tắt bếp. 

    Kết hợp lê hấp đường phèn với kỷ tử, táo tàu (Nguồn: Internet)

    Món lê hấp đường phèn, táo tàu, kỷ tử có thể ăn ngay lúc còn ấm hoặc để nguội hẳn rồi cắt miếng nhỏ, nên ăn cả cái lẫn nước để điều trị ho. Kiên trì sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày sẽ giúp triệu chứng đau rát họng, khàn tiếng, ho thuyên giảm dần. 

    Bên cạnh cách làm lê hấp đường phèn trên, bạn có thể bổ sung thêm nhiều nguyên liệu khác như: thuốc nam, thuốc Đông y,.. có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ho được chuyên gia chỉ định. 

    Một số lưu ý khi sử dụng lê hấp đường phèn tại nhà 

    Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm dễ bị virus tấn công gây viêm họng

    Mặc dù lê hấp đường phèn chữa ho được đánh giá cao về hiệu quả cũng như sự an toàn, nhưng trong quá trình chế biến và sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh tác dụng phụ xảy ra: 

    • Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ trên 12 tháng tuổi khi bị ho hoàn toàn có thể dùng cách điều trị này. Tuy nhiên, để an toàn hơn bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. 
    • Các đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các nguyên liệu đặc biệt là quả lê, tuyệt đối không áp dụng cách làm lê hấp đường phèn vào việc để điều trị. 
    • Theo một số tài liệu nghiên cứu cho biết, lê là loại quả có tính hàn cao nên các bạn bị tiêu chảy hoặc dễ bị đau bụng do lạnh không nên sử dụng. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều đường fructoseglucose, do đó những ai bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng thường xuyên. 
    • Trị ho từ lê hấp đường phèn chỉ phù hợp với các trường hợp ho khan hoặc ho có đờm. Đối với những trường hợp bị ho do nhiễm khuẩn, bạn nên điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. 
    • Hiệu quả điều trị của bài thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, các trường hợp bệnh vừa mới khởi phát hay ở mức độ nhẹ sẽ nhanh chóng cải thiện hơn tình trạng ho khan, đau rát cổ. 
    • Nên lựa những quả lê tươi mới, tuyệt đối không sử dụng lê dập nát để tránh mắc các bệnh về đường ruột. 

    Vừa rồi chúng mình đã chia sẻ tới các bạn 2 cách làm lê hấp đường phèn. Hi vọng với những  thông tin hữu ích mà bài viết mang lại sẽ giúp bạn trị được căn bệnh ho khó chịu cho gia đình tại nhà nhé. Đừng quên theo dõi blog của Leflair để cập nhật và tìm hiểu thêm những mẹo vặt mới nhất nhé.