Cách để Làm Rượu vang tại Nhà
Có 5 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Trong bài viết này:Chuẩn bị Dụng cụ và Nguyên liệuLên men RượuLàm Rượu như Người chuyên nghiệp5 Tham khảo
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết cách làm rượu vang tại nhà. Rượu vang có thể được làm từ bất kỳ loại hoa quả nào nhưng nho vẫn là lựa chọn phổ biến nhất. Sau khi trộn các nguyên liệu, bạn để cho rượu lên men rồi ủ kĩ trước khi cho vào chai. Quy trình này tuy cũ và đơn giản nhưng sẽ làm bạn tự hào với chai rượu ngon được làm ở nhà.
WH.ads.addBodyAd(‘intro_ad_1’)WH.performance.mark(‘intro_rendered’);
WH.ads.addBodyAd(‘scrollto_ad_1’)
Nguyên liệu
-
16 cốc hoa quả
-
2 cốc mật ong
-
1 gói men
-
Nước lọc
Các bước
Phần 1
Chuẩn bị Dụng cụ và Nguyên liệu
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_42143fdb07’)
WH.performance.clearMarks(‘image1_rendered’); WH.performance.mark(‘image1_rendered’);1Tìm dụng cụ cần thiết. Bên cạnh nguyên liệu để làm rượu, bạn cũng cần một số dụng cụ cơ bản để đảm bảo rượu không bị côn trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập trong quá trình ủ. Vì đây là rượu làm ở nhà nên bạn không cần tốn quá nhiều tiền để mua dụng cụ chuyên dụng. Bạn sẽ chỉ cần những dụng cụ sau:- Vại sành hoặc vại thủy tinh khoảng 7,6 lít. Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng đồ cũ nhưng thường những chiếc bình cũ có thể vẫn còn dính mùi dưa muối hoặc cải chua nên sẽ làm hư rượu.[1])
- Bình thủy tinh cổ nhỏ khoảng 3,8 lít
- Nút chặn không khí
- Ống nhựa nhỏ để chiết rượu
- Chai rượu sạch có nút bần hoặc nút xoáy
- Thuốc viên Campden (không bắt buộc)
WH.performance.mark(‘step1_rendered’);
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_cd24f53243’)2Lựa chọn hoa quả. Rượu vang có thể được làm từ bất kỳ loại hoa quả nào nhưng người ta vẫn thường dùng nho và các loại quả mọng. Bạn nên chọn hoa quả tươi, không bị dập để rượu được thơm ngon. Tốt nhất là bạn nên chọn hoa quả hữu cơ không có hóa chất vì chẳng ai muốn uống rượu bị nhiễm hóa chất cả. Nếu có thể, bạn hãy tự hái hoặc mua ngay tại vườn. Có một số cửa hàng còn bán loại nho chuyên dùng để làm rượu tại nhà cho những người sống xa vườn nho.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_1dcffac328’)3Rửa sạch hoa quả. Cắt bỏ cuống và lá, làm sạch bùn đất còn dính trên hoa quả. Rửa thật sạch hoa quả rồi bỏ vào vại. Bạn có thể gọt vỏ hoa quả trước khi nghiền. Tuy nhiên, thường thì vị ngon của rượu là nhờ vào vỏ nên nếu gọt sạch vỏ thì rượu sẽ bị nhạt đi.
- Một số người sẽ không rửa sạch hoa quả trước khi nghiền. Do trên vỏ hoa quả có các loại men tự nhiên nên bạn có thể làm rượu bằng men tự trên vỏ hoa quả cùng với không khí. Tuy nhiên, việc rửa hoa quả và kiểm soát lượng men sẽ giúp bạn có được mẻ rượu với mùi vị đúng sở thích. Còn ủ men tự nhiên có thể làm cho rượu dễ bị ôi. Nếu muốn thử, bạn có thể làm hai mẻ rượu, một mẻ dùng men tự nhiên, mẻ kia dùng men thông thường để xem bạn thích loại nào hơn.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_ff1fcb8111’)4Nghiền hoa quả. Sử dùng dụng cụ nghiền khoai tây hoặc dùng tay để nghiền và bóp hoa quả. Nghiền và bóp liên tục đến khi lượng nước trong vại cao khoảng 4cm. Nếu không đủ hoa quả và nước ép để làm đầy vại thì bạn có thể cho thêm nước lọc. Sau đó, cho một viên thuốc Campden để tạo ra lưu huỳnh dioxit làm chết men tự nhiên và vi khuẩn.[2] Nếu bạn chọn ủ rượu bằng men tự nhiên thì không cần làm bước này.
- Bạn có thể đổ 2 cốc nước nóng vào vại thay vì dùng thuốc viên Campden.
- Dùng nước vòi có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của rượu vì nó có chứa tạp chất. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước lọc hoặc nước suối.[3]
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_9b188c85cf’)5Thêm mật ong. Mật ong tốt cho men và làm cho rượu có vị ngọt. Lượng mật ong mà bạn dùng sẽ ảnh hưởng đến vị ngọt của rượu. Nếu bạn muốn rượu ngọt hơn thì cứ thêm nhiều mật ong. Còn không muốn nó ngọt thì cho 2 cốc mật ong là được. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh lượng mật ong tùy theo loại hoa quả mà bạn dùng để làm rượu. Chẳng hạn như nho có lượng đường cao thì bạn không cần cho nhiều mật ong. Các loại quả mọng hoặc hoa quả khác có lượng đường thấp thì sẽ cần nhiều mật ong hơn.
- Bạn có thể thêm đường hoặc đường nâu thay vì mật ong nếu muốn.
- Ngoài ra, bạn có thể thêm mật ong sau khi nếm thử và thấy rượu chưa đủ ngọt.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_103d46946a’)6Thêm men. Nếu bạn dùng men đóng gói sẵn thì chỉ cần đổ vào vại và dùng thìa cán dài khuấy đều. Hỗn hợp đường, mật ong và hoa quả ép này được gọi là “Must”.
- Nhưng nếu bạn chọn dùng men tự nhiên thì có thể bỏ qua bước này.
WH.ads.addBodyAd(‘method_ad_1’)
Phần 2
Lên men Rượu
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_ec51b0be75’)1Đóng kín vại và để qua đêm. Bạn nên dùng loại màn che nào có thể ngăn không cho côn trùng bay vào nhưng vẫn có lỗ thông khí. Bạn có thể dùng nắp đậy chuyên dụng hoặc phủ một tấm vải mỏng lên miệng vại và lấy dây cột chặt lại. Sau đó đặt vại ở nơi khô ráo với nhiệt độ khoảng 20ºC vào buổi tối.
- Ở nơi mát lạnh, men rượu sẽ không nở. Còn ở nơi quá nóng thì men sẽ chết. Vì thế, bạn hãy tìm một nơi ấm áp trong nhà bếp để đặt vại.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_248979c28e’)2Khuấy đều hỗn hợp Must vài lần mỗi ngày. Sau khi để hỗn hợp qua một đêm, bạn hãy mở nắp ra khuấy đều rồi đóng nắp lại. Bạn cứ khuấy như vậy 4 tiếng một lần trong ngày đầu tiên, sau đó tiếp tục khuấy vài lần mỗi ngày trong 3 ngày tiếp theo. Hỗn hợp rượu sẽ nổi bong bóng do men bắt đầu hoạt động. Đây là quá trình lên men làm cho rượu có vị ngon.[4]
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_73941f30f6’)3Lọc lấy rượu và chiết vào một bình khác. Khi thấy hỗn hợp không còn nổi bóng nữa, thường là 3 ngày sau khi hiện tượng nổi bong bóng xuất hiện, thì lọc lấy phần bã rồi dùng ống nhựa chiết rượu vào bình thủy tinh cổ nhỏ để giữ được lâu. Sau khi bơm rượu vào bình, bạn hãy dùng nút chặn không khí đóng lại để rượu có thể thoát khí nhưng ngăn không cho khí oxy vào bình làm hư rượu.
- Nếu không có nắp chặn không khí, bạn có thể dùng một quả bong bóng nhỏ nhét vào miệng bình. Sau vài ngày thì lấy bong bóng ra để rượu có thể thoát khí rồi đóng lại như cũ.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_85429ff653’)4Ủ rượu khoảng trong ít nhất một tháng. Nếu có thể thì bạn hãy ủ rượu khoảng 9 tháng, để rượu thẩm thấu và cho mùi vị thơm ngon. Trong trường hợp bạn cho thêm mật ong thì nên ủ rượu lâu thêm một chút để rượu không quá ngọt khi uống.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_311be49774’)5Đóng chai. Để rượu không bị nhiễm khuẩn và biến thành giấm, bạn nên bỏ một viên thuốc Campden vào ngay khi mở nắp bình ủ rượu. Sau đó, bạn hãy bơm rượu vào một bình sạch, lưu ý không nên bơm quá đầy và dùng nút bần đóng lại ngay lập tức. Bạn có thể thưởng thức rượu ngay hoặc ủ rượu trong chai thêm một khoảng thời gian nữa.[5]
- Dùng chai có màu tối để rượu không bị phai màu.
Phần 3
Làm Rượu như Người chuyên nghiệp
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_cec60872c0’)1Bí quyết để làm rượu ngon. Người xưa đã làm rượu từ hàng ngàn năm trước và họ đã học được nhiều bí quyết. Hãy áp dụng những bí quyết sau nếu bạn tự làm rượu tại nhà:
- Dụng cụ làm rượu phải sạch để ngăn vi khuẩn làm hư rượu.
- Trong lần lên men rượu đầu tiên phải đậy bình thật kín nhưng phải đảm bảo có sự thông gió.
- Lần lên men thứ hai phải kín gió.
- Bơm rượu đầy chai để giảm lượng oxy trong chai.
- Đựng rượu trong chai có màu tối để không làm mất màu rượu.
- Bạn có thể thêm đường sau khi nếm thử rượu nên không cần bỏ quá nhiều đường khi bắt đầu làm rượu.
- Thường xuyên thử rượu để biết quá trình lên men tiến triển như thế nào.
-
WH.shared.addScrollLoadItem(‘img_7165cad34d’)2Những điều cần tránh khi làm rượu tại nhà. Tuân thủ những quy tắc sau sẽ giúp bạn làm ra mẻ rượu thành công:
- Không bán rượu mà bạn tự làm tại nhà vì điều đó là không hợp pháp.
- Không để ruồi giấm bay vào rượu.
- Không dùng bình chứa bằng kim loại.
- Không dùng dụng cụ hoặc bình chứa làm từ gỗ nhựa vì chúng có thể làm hư rượu.
- Không tăng nhiệt độ để đẩy nhanh quá trình lên men.
- Không lọc rượu quá sớm.
- Không chứa rượu trong vại hoặc chai chưa tiệt trùng.
- Không đổ rượu vào chai trước khi rượu lên men hoàn toàn.
Lời khuyên
- Khử trùng các dụng cụ dùng để làm rượu vì vi khuẩn có thể làm rượu biến thành giấm. Tuy nhiên, nếu rượu có biến thành giấm thật thì đừng vội đổ đi ngay. Bạn có thể dùng rượu để ướp thịt. Chẳng hạn như để ướp thịt gà cùng với một số thảo dược và gia vị khác.
- Lọc rượu là việc bắt buộc. Bước chiết lọc rượu cần phải được thực hiện ít nhất 2 hoặc 3 lần trước khi đóng chai.
- Cho rượu có thêm mùi gỗ. Trong lần lên men thứ hai, bạn hãy cho một mẩu gỗ sồi khoảng 1.3 cm vào bình ủ rượu. Để rượu dâng cao đến miệng bình, bạn hãy cho vào bình vài viên bi đã được diệt khuẩn. Còn cho gỗ sồi vào sẽ làm tăng vị thơm của rượu thành phẩm. Cuối cùng là lọc rượu rồi chiết vào chai sạch và đóng nút bần lại.
- Lượng rượu chiết vào chai phải đảm bảo rằng khi đặt chai nằm nghiêng, rượu sẽ vừa chạm đến nút bần.
- Nếu loại hoa quả mà bạn dùng có tính axit cao và quá trình lên men chậm lại, hỗn hợp Must được tạo ra sẽ có tính axit quá cao. Vì vậy, bạn hãy cho một viên phấn vào hỗn hợp Must. Canxi cacbonat trong phấn sẽ rất có ích đấy.
- Giữ lại phần bã rượu sau khi lọc xong. Nó giống như là men cái giúp cho mẻ rượu sau của bạn lên men nhanh hơn mà không cần nhiều nguyên liệu. Quy trình làm rượu sẽ được cải thiện sau mỗi lần thực hiện.
Tham khảo
- ↑ http://www.howtomakehomemadewine.net/crocks-for-wine
- ↑ http://www.theguardian.com/science/2013/oct/25/science-magic-wine-making
- ↑ http://www.roughdraftfarmstead.com/2012/05/24/easy-homemade-wine-recipe/
- ↑ http://www.roughdraftfarmstead.com/2012/05/24/easy-homemade-wine-recipe/
- ↑ http://www.theguardian.com/science/2013/oct/25/science-magic-wine-making