-
Trong chương trình hóa lớp 10, thay vì chỉ học hoá học vô cơ như cấp trung học cơ sở, các em sẽ tiếp thu một loạt các kiến thức chuyên sâu hơn. Để giúp các em có cái nhìn toàn diện về chương trình hóa lớp 10, trong bài viết dưới đây TheTips sẽ tổng hợp lại các công thức hoá học 10 cần nhớ theo chương cụ thể và chi tiết nhất.
Các công thức hóa học là gì?
Công thức hoá học là công thức được dùng để biểu diễn thông tin về các nguyên tố có trong hợp chất hoá học, đồng thời để diễn tả về quá trình phản ứng xảy ra. Mỗi một công thức được xây dựng mang tính đặc thù riêng, chỉ mô phỏng những tính chất của một hợp chất, diễn đạt những tính chất đặc thù của hợp chất hay phản ứng đó.
Ngoài các công thức hoá học của chất và hợp chất, trong hoá học còn sử dụng một số công thức căn bản như tính số mol, nồng độ tan, tính hóa trị,… để tính toán và giải quyết các bài toán hoá học.
Tổng hợp các công thức hóa học THCS cần nhớ
Trước khi tiến vào chương trình hoá học 10, các em học sinh cần hiểu rõ và nắm được những tính chất cơ bản của hoá học cấp THCS (cụ thể là kiến thức hoá học 8 và 9). Đây chính là tiền đề để các em học tập và phát triển kiến thức về các công thức hoá học lớp 10.
Dưới đây là tổng hợp công thức hoá học lớp 8 và lớp 9 mà các em cần ghi nhớ:
Công thức tính số mol:
n = frac{m}{M}
Trong đó:
- n là số mol (đơn vị: mol).
- M là khối lượng mol (đơn vị: m/mol).
- m là khối lượng (đơn vị: g).
Bên cạnh đó, còn có một số công thức cũng giúp tính số mol của 1 chất. Tuỳ vào thí nghiệm và dữ kiện đề bài, các em có thể vận dụng các công thức này một cách linh hoạt. Tuy nhiên, nhìn chung những công thức tính mol này đều được suy ra từ các công thức cơ bản của hoá học lớp 8 và 9.
Ví dụ như:
n=frac{V}{22,4}
Công thức tính nồng độ phần trăm:
C%=frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100%
Trong đó:
- C% là nồng độ phần trăm.
- mct là khối lượng chất tan.
- mdd là khối lượng dung dịch.
- mdd = mct + mdm (mdm là khối lượng dung môi).
Công thức tính nồng độ mol:
C_M=frac{n_{ct}}{V_{dd}}
Trong đó:
- CM là nồng độ mol.
- nct là số mol chất tan.
- Vdd là thể tích của dung dịch (đơn vị: lít).
Công thức tính khối lượng:
m = n.M
Trong đó:
- m là khối lượng.
- n là số mol.
- M là khối lượng mol.
Tổng hợp các công thức hóa học lớp 10 theo chương
Các công thức hóa học này sẽ đi cùng các em xuyên suốt quá trình học môn hóa lớp 10 – 11 – 12. Nội dung tổng hợp công thức hóa học lớp 10 chi tiết theo từng chương dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức quan trọng và ghi nhớ được lâu hơn.
Các công thức hóa học trong Chương 1: Nguyên tử
- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số electron (E) = số proton (P) (Z = E= P).
- Số khối của hạt nhân (A) = số nơtron (N) + số proton (P) (A = N + P = N + Z).
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Định luật tuần hoàn
Trong chương này các em sẽ tập trung vào tính toán và ôn luyện các công thức tính số proton, electron và nơtron. Cụ thể:
- STT ô = số hiệu nguyên tử (Z) = số proton (P) = số electron (E).
- STT chu kì = số lớp electron.
- STT nhóm = số electron hóa trị.
Chương 3: Liên kết hoá học
Công thức tính khối lượng, khối lượng riêng và bán kính nguyên tử:
D=frac{M}{V_{mol}}
Trong đó:
- D là khối lượng riêng của nguyên tử
- Vmol là thể tích của nguyên tử.
Công thức tính thể tích của 1 nguyên tử:
V=frac{V_{mol}}{6,023.10^{23}}
Thể tích thực:
V_t = V.74%
Từ đó các em sẽ tính được bán kính nguyên tử R:
V=frac{4}{3}pi.R^3
Công thức tính hiệu độ âm điện và liên kết hoá học:
Gọi các hợp chất có công thức chung là: AxBy
Hiệu độ âm điện:
Deltachi_{A-B}=|chi_A-chi_B|
begin{aligned} &footnotesizetext{Trong đó:}\ &footnotesizebullettext{Nếu } 0leq Delta_{chi_{A-B}}
Chương 4: Phản ứng Oxi hoá – khử
- Định luật bảo toàn electron được biểu thị dưới công thức sau: ∑ne nhường = ∑ne nhận.
Các công thức hóa học trong Chương 5: Nhóm halogen
Phương pháp trung bình – Với chất muối MX có công thức:
m_{MX}=m_M+m_X
Phương pháp bảo toàn nguyên tố – Ví dụ cụ thể:
2n_{H_2}=n_{Cl}=n_{HCl}
Phương pháp tăng giảm khối tượng: Phụ thuộc vào khối lượng kim loại phản ứng.
Các công thức hóa học trong Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:
m_{muối sunfat}=m_{hỗn hợp KL}+96n_{H_2}
Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hoàn toàn hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng:
m_{muối sunfat}=m_{hỗn hợp KL}+80n_{{H_2}SO_4}
Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S:
m_{muối sunfat}=m_{hỗn hợp KL}+96n_{(n_{SO_2}+3n_S+4n_{H_2S})}
Công thức áp dụng với bài toán dẫn khí SO2 (hoặc H2S) vào dung dịch kiềm:
T=frac{n_{OH^-}}{n_k}
- T ≥ 2: chỉ tạo muối trung hòa.
- T ≤ 1: chỉ tạo muối axit.
- 1
Trong đó: m bình tăng = m chất hấp thụ
Nếu sau phản ứng có kết tủa:
- mdd tăng = m chất hấp thụ – m kết tủa
- mdd giảm = m kết tủa – m chất hấp thụ
Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hoá học
- Biểu thức vận tốc phản ứng:
mA + nB → pC + qD
- Biểu thức vận tốc được tính như sau:
v = k.[A]m.[B]n
Trong đó:
- k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc).
- [A], [B] là nồng độ mol chất A, B.
Nguồn: Các Công Thức Hóa Học – Marathon Education
Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học 10 Cần Nhớ Theo Chương
Trong chương trình hóa lớp 10, thay vì chỉ học hoá học vô cơ như cấp trung học cơ sở, các em sẽ tiếp thu một loạt các kiến thức chuyên sâu hơn. Để giúp các em có cái nhìn toàn diện về chương trình hóa lớp 10, trong bài viết dưới đây TheTips sẽ […]
Đã cập nhật 14 tháng 2 năm 2022
Bởi TopOnMedia
Tags:
Marathon