Business Proposal là gì? Cấu trúc chi tiết của một Proposal

Bạn bắt đầu một doanh nghiệp mới và đang tìm kiếm nguồn khách hàng của mình. Nhưng làm thế nào bạn có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng – những người hưởng lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Với Business Proposal bạn có thể làm điều đó theo một cách […]

Đã cập nhật 14 tháng 4 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Business Proposal là gì? Cấu trúc chi tiết của một Proposal


Bạn bắt đầu một doanh nghiệp mới và đang tìm kiếm nguồn khách hàng của mình. Nhưng làm thế nào bạn có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng – những người hưởng lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Với Business Proposal bạn có thể làm điều đó theo một cách chuyên nghiệp nhất. Vậy Business Proposal là gì? Và những lợi ích mà nó mang lại cụ thể ra sao? Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Business Proposal là gì?

Business Proposal hoạt động ra sao

Business Proposal (Đề xuất kinh doanh) có thể thu hẹp khoảng cách giữa bạn và khách hàng tiềm năng của mình. Nó phác thảo ra các giá trị của bạn, và mục đích chính của nó là thuyết phục một công ty hoặc tổ chức làm ăn với bạn.

Có 2 loại Business Proposal: Solicited và Unsolicited. Solicited Business Proposals được yêu cầu bởi một khách hàng tiềm năng. Trong khi với Unsolicited Business Proposals, bạn tiếp cận một khách hàng tiềm năng bằng một đề xuất, ngay cả khi họ không yêu cầu, để đạt được mục đích kinh doanh với họ.

Trong Solicited Business Proposals, tổ chức khác yêu cầu một đề xuất với RFP (Request For Proposal). Khi một công ty cần giải quyết vấn đề, họ mời các doanh nghiệp khác gửi đề xuất trong đó nêu chi tiết cách họ có thể giải quyết vấn đề đó.

Có một quan niệm sai lầm rằng các Business Proposal và Business Plans là như nhau. Mục đích của Proposal là bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thay vì hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư để tài trợ cho doanh nghiệp của bạn, Proposal giúp bạn tìm kiếm khách hàng mới.

Tuy với 2 loại Proposal khác nhau, nhưng các bước để tạo Proposal của bạn đều tương tự nhau. Đảm bảo nó bao gồm 3 yếu tố chính: một tuyên bố về vấn đề mà tổ chức đang gặp phải, đề xuất giải pháp và thông tin về giá cả.

2. Cách viết Business Proposal

  1. Bắt đầu với một trang tiêu đề.
  2. Tạo một bảng mục lục.
  3. Giải thích lý do của bạn với một bản tóm tắt.
  4. Nêu vấn đề hoặc nhu cầu.
  5. Đề xuất một giải pháp.
  6. Chia sẻ các chứng nhận của bạn.
  7. Đưa ra các tùy chọn giá cả.
  8. Làm rõ các điều khoản và điều kiện của bạn.
  9. Một không gian dành cho phần chữ ký để xác nhận thỏa thuận.

Trước khi viết Business Proposal, điều quan trọng là bạn phải hiểu doanh nghiệp mà bạn đang viết đề xuất. Nếu họ đã gửi cho bạn một RFP, hãy đảm bảo bạn đọc nó một cách cẩn thận để bạn biết chính xác những gì họ đang cần.

Khi bạn đã tìm hiểu kỹ, đã đến lúc bắt đầu viết Business Proposal của bạn. Không có cách viết Business Proposal chuẩn mực nhất nào, nhưng hãy tham khảo ví dụ sau đây:

Ví dụ về một Business Proposal

2.1. Trang tiêu đề

Sử dụng trang tiêu đề để giới thiệu bản thân và doanh nghiệp của bạn. Hãy chắc chắn nêu rõ tên của bạn, tên công ty của bạn, ngày bạn gửi đề xuất và tên của khách hàng hoặc cá nhân bạn đang gửi đề xuất.

tiêu đề Business Proposal

2.2. Mục lục

Một mục lục sẽ cho khách hàng tiềm năng của bạn biết chính xác có những phần nào trong Business Proposal. Nếu bạn đang gửi Business Proposal của mình online, hãy thêm các liên kết vào mục lục có thể click để chuyển đến các phần khác nhau của Proposal nhằm mục đích dễ đọc và điều hướng.

mục lục Business Proposal

2.3. Bản tóm tắt

Bản tóm tắt nêu chính xác lý do bạn gửi Proposal và tại sao giải pháp của bạn là tốt nhất cho khách hàng tiềm năng. Tương tự như một bản đề xuất giá trị (Value Proposition), nó phác thảo những lợi ích của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn và cách dịch vụ hoặc sản phẩm đó có thể giải quyết vấn đề của khách hàng. Sau khi đọc bản tóm tắt của bạn, ngay cả khi họ không đọc hết Proposal, thì họ cũng đã có một hình dung rõ ràng về cách bạn có thể giúp họ.

tóm tắt Business Proposal

2.4. Nêu vấn đề hoặc nhu cầu

Đây là nơi bạn cung cấp một bản tóm tắt về vấn đề đang ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng. Nó cung cấp cơ hội để cho họ thấy bạn có sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu của họ và vấn đề họ cần giúp đỡ.

tóm tắt vấn đề hoặc nhu cầu

2.5. Đề xuất giải pháp

Đây là nơi bạn đưa ra một chiến lược để giải quyết vấn đề. Đảm bảo giải pháp đề xuất của bạn được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng để họ biết rằng bạn đã tạo đề xuất này dành riêng cho họ. Hãy cho họ biết những sản phẩm nào bạn sẽ cung cấp, phương thức bạn sẽ sử dụng.

bản đề xuất giải pháp

2.6. Cung cấp các chứng nhận của bạn

Bạn có đủ khả năng để giải quyết vấn đề này không? Tại sao họ nên tin tưởng bạn? Hãy đưa ra bất kỳ giải thưởng hoặc chứng nhận nào của doanh nghiệp để chứng minh và khơi gợi sự tin tưởng nơi khách hàng tiềm năng của bạn.

các chứng nhận của doanh nghiệp

2.7. Đề xuất giá cả

Phần này có thể có một chút khó khăn, vì bạn không muốn đưa ra giá quá thấp hoặc quá cao. Nếu bạn muốn cung cấp cho khách hàng tiềm năng một vài lựa chọn về giá, hãy thêm vào một bảng chi phí tùy chọn.

đề xuất giá cả

2.8. Điều khoản và điều kiện

Đây là nơi bạn đi vào chi tiết về thời gian của dự án, giá cả và lịch thanh toán. Về cơ bản, đây là bản tóm tắt những gì bạn và khách hàng đồng ý nếu họ chấp nhận đề xuất của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thống nhất các điều khoản và điều kiện với bên pháp lý của mình trước khi gửi Proposal cho khách hàng.

Điều khoản

2.9. Phần chữ ký

Bao gồm một ô chữ ký để khách hàng ký và cho họ biết chính xác những gì họ đồng ý khi ký.

Ô chữ ký

3. Các mẹo dành cho Business Proposal của bạn

Có rất nhiều điều cần lưu ý khi viết Business Proposal. Dưới đây là một vài mẹo để giúp bạn:

  1. Phác thảo trước: Trước khi đi vào viết, hãy phác thảo các phần chính của Business Proposal và thông tin thích hợp bạn muốn đưa vào. Điều này sẽ đảm bảo thông điệp của bạn vẫn nguyên vẹn khi viết.
  2. Giữ nó đơn giản: Hãy tập trung vào chất lượng hơn số lượng. Giữ câu chữ ngắn gọn và đơn giản, và tránh sử dụng thuật ngữ kinh doanh.
  3. Duy trì thương hiệu: Đừng ngại để cho phẩm chất của công ty bạn tỏa sáng trong Business Proposal. Luôn bám sát với thương hiệu của bạn và cho khách hàng thấy điều gì làm bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
  4. Thêm dữ liệu và hình ảnh: Đừng quên đưa dữ liệu hấp dẫn, sử dụng hình ảnh như biểu đồ và đồ thị.
  5. Sử dụng Call To Action: Đảm bảo người đọc biết phải làm gì tiếp theo sau khi đọc Business Proposal của bạn. Nếu người đọc sẵn sàng, CTA của bạn sẽ chỉ rõ các bước tiếp theo trong quy trình.
  6. Tạo cho khách hàng một cảm giác cấp bách: Business Proposal của bạn không nên là một đề nghị vô thời hạn. Cung cấp cho người đọc một khoảng thời hạn để hành động theo Proposal nhằm xúc tiến quá trình ra quyết định.
  7. Kiểm soát chất lượng: Trước khi bạn gửi đề xuất, hãy đảm bảo đọc đi đọc lại để phát hiện bất kỳ lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp nào.

4. Các mẫu Business Proposal

Cần nguồn cảm hứng trước khi bắt đầu viết? Dưới đây là các Business Proposal mẫu từ các công ty phần mềm mà bạn có thể tham khảo.

4.1. Đề xuất thiết kế web

Web Design Proposal

Ví dụ này cho thấy sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu của khách hàng. Nó bao gồm một phân tích ngắn gọn về website hiện tại của họ và những tính năng cụ thể nào có thể được thêm hoặc cải thiện.

4.2. Đề xuất SEO

SEO Proposal

Đề xuất này nêu rõ các bước SEO cần thực hiện để giúp khách hàng tiềm năng cải thiện vị trí trên SERP và lưu lượng truy cập của họ từ các công cụ tìm kiếm. Họ đã tạo một bảng cho từng giai đoạn của dự án.

3. Đề xuất bán hàng

Sales Proposal

Mặc dù mẫu này khá đơn giản, nhưng nó cung cấp cho khách hàng tiềm năng một cái nhìn tổng quan về các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp và cách chúng có thể được sử dụng để tạo ra một giải pháp giúp giải quyết vấn đề của khách hàng.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn tham gia, các yếu tố đề xuất kinh doanh của bạn sẽ thay đổi dựa trên nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Với một Business Proposal chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng của mình và đạt được sự tin tưởng từ doanh nghiệp đó. Cảm ơn đã theo dõi bài viết nếu thấy nó hữu ích đừng quên bỏ lại 1 like và chia sẻ bài viết này nhé!

Nguồn: blog.hubspot.com