Brand marketing là gì? Công việc cần làm của một brand marketer

Với sự phát triển của Công Nghệ cũng như nhu cầu mua sắm ngày càng tăng cao, lựa chọn của khách hàng giờ đây không chỉ là sản phẩm mà còn phụ thuộc vào thương hiệu của đơn vị cung cấp. Chính vì thế, thuật ngữ “brand marketing” đã xuất hiện và trở thành một […]

Đã cập nhật 6 tháng 12 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Brand marketing là gì? Công việc cần làm của một brand marketer

Với sự phát triển của Công Nghệ cũng như nhu cầu mua sắm ngày càng tăng cao, lựa chọn của khách hàng giờ đây không chỉ là sản phẩm mà còn phụ thuộc vào thương hiệu của đơn vị cung cấp. Chính vì thế, thuật ngữ “brand marketing” đã xuất hiện và trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây!

Brand marketing là gì? Brand marketer làm những công việc gì

brand-marketing-la-gi

Brand marketing (tiếp thị thương hiệu) là quá trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp thương hiệu đó được nhiều người biết đến. 

Brand marketing không chỉ đơn thuần là đặt logo, thông tin sản phẩm/dịch vụ mà còn thực hiện các vấn đề liên quan đến dự đoán, hoạch định… Là một brand marketer, bạn cần phải:

  • Phân tích, đưa ra các phỏng đoán và đề xuất đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng;
  • Theo dõi, kiểm soát ngân sách cho hoạt động brand marketing và báo cáo cho các cấp quản lý;
  • Xây dựng, hoạch định các chiến lược marketing phù hợp để phát triển thương hiệu;
  • Xây dựng content marketing liên quan đến các kênh truyền thông đồng thời theo dõi, quản lý hoạt động của các kênh này như Fanpage, Website,…;
  • Thường xuyên chăm sóc khách hàng từ các nguồn dữ liệu thông qua email, điện thoại,…

Lợi ích khi làm brand marketing

Brand marketing có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong công cuộc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Nếu làm tốt điều này, bạn sẽ nhận được:

  • Tạo ra những dấu ấn thương hiệu tốt đẹp trong tâm trí người dùng;
  • Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và thương hiệu;
  • Kích thích sự tò mò tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, từ đó, gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp;
  • Xây dựng được bộ phận người dùng trung thành, yêu thích thương hiệu;
  • Giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, phân biệt với các thương hiệu khác.

Tham khảo thêm:

QC Là Gì? Nghề QC Như Thế Nào? Các Phương Pháp QC?

7 Kỹ Năng Mềm Được Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao

5 modules chính của Brand Marketing

1. Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu (Target Consumers Understanding)

Phác hóa được chân dùng khách hàng mục tiêu giúp bạn hình dung được hành vi tiêu dùng để tạo ra chiến lược tiếp cận phù hợp, từ đó, tăng mức độ hài lòng của khách hàng, giảm các chi phí để quảng bá khác, tăng doanh thu của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, bạn cần làm rõ:

  • Hiểu rõ về nhóm người dùng sẽ tiếp cận;
  • Lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ; 
  • Tìm hiểu, khám phá những hành vi của người dùng.

2. Xây dựng chiến lược thương hiệu (Brand Strategy Planning)

5-module-chinh-cua-brand-marketing

Sau khi phác họa được chân dung của khách hàng, bạn cần xây dựng chiến lược thương hiệu. Quá trình này thành công khi tạo được ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng và khiến họ nghĩ ngay đến thương hiệu của mình. Doanh nghiệp có nhiều thương hiệu sẽ cần lập chiến lược danh mục. Tại đây, các thương hiệu hỗ trợ qua lại, cùng nhau phát triển. Để thực hiện chiến lược thương hiệu, bạn tiến hành các công việc như: 

  • Định vị thương hiệu: hướng đến ai, mang lại những ý nghĩa gì,…;
  • Xây dựng chiến lược rõ ràng cho từng danh mục thương hiệu;
  • Xác định mục tiêu thương hiệu sẽ hướng đến;
  • Kiểm định thương hiệu.

3. Triển khai tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing Implementation)

Với các chiến lược đã được xác định, triển khai tiếp thị thương hiệu là bước tiếp theo trong brand marketing. Công việc này được thực hiện thông qua một số hoạt động như:

  • Phát triển sản phẩm mới về mẫu mã hay các chức năng bên trong;
  • Thực hiện quảng cáo truyền thông đưa thương hiệu đến với đối tượng mục tiêu với chi phí tối ưu nhất cho doanh nghiệp;
  • Tạo các chiến dịch để người dùng tiếp cận trải nghiệm thực tế sản phẩm/dịch vụ.

4. Marketing Support

Ngoài chiến lược marketing trên các kênh truyền thông, việc đưa sản phẩm đến với các đại lý, nhà bán lẻ để tiếp cận người tiêu dùng là việc cần được chú trọng. Bên cạnh việc được phân phối đến nhiều kênh bán hàng và khu vực địa lý, sản phẩm/ dịch vụ cần được xuất hiện ở vị trí nổi bật tại những địa điểm này để nhận được sự chú ý và khách hàng lựa chọn. Chính vì vậy, Brand marketing cần sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ từ Trade marketing và bộ phận Sale để cụ thể hóa thành công. 

5. Theo dõi, đánh giá và tối ưu

theo-doi-danh-gia-toi-uu

Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả của quá trình marketing rất quan trọng. Thông qua chỉ số đo lường từ các báo cáo chuyên sâu, bạn cần nắm rõ được đâu là những điều đã đạt được cần được phát huy, đâu là yếu tố cần khắc phục. Từ đó, bạn sẽ tìm ra giải pháp và tối ưu hiệu quả cho các dự án tiếp theo.  

Phân biệt Trade marketing và Brand marketing

Trade marketing và Brand marketing là 2 hoạt động quan trọng trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa phân biệt được rõ ràng 2 thuật ngữ này.

Brand marketing là các hoạt động marketing nhằm mục đích củng cố và tạo thế mạnh cho thương hiệu. Hoạt động này được thực hiện thông qua các kênh truyền thông, quảng cáo nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dùng về thương hiệu. Bên cạnh đó, Brand marketing còn là cầu nối đưa khách hàng đến gần với thương hiệu hơn. 

Trade marketing là hoạt động marketing hỗ trợ quá trình thúc đẩy bán hàng. Hoạt động này chủ yếu diễn ra trực tiếp tại các điểm mua bán, các chương trình giảm giá,…

Cách xây dựng chiến lược brand marketing hiệu quả

1. Xác định tầm nhìn công ty

Xác định tầm nhìn công ty là bước quan trọng để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần xác định được khách hàng biết đến công ty mình vì điều gì. Từ đó hoạch định chiến lược phù hợp với thị hiếu của khách hàng và truyền thông trên các kênh tiếp thị đã có sẵn. 

2. Mục tiêu chiến lược rõ ràng, cụ thể

muc-tieu-chien-luoc-ro-rang

Mục tiêu chiến lược rõ ràng sẽ giúp bạn truyền thông thành công với chi phí tối ưu. Một sản phẩm không thể làm hài lòng tất cả mọi người nên việc xác định phân khúc thị trường mục tiêu là rất quan trọng. Điều này giúp nâng cao giá trị thương hiệu, tạo ấn tượng sâu sắc đến nhu cầu của người dùng thật sự phù hợp. 

3. Nhất quán

Sự nhất quán là yếu tố giúp xây dựng lòng tin và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Tính nhất quán thương hiệu là việc một doanh nghiệp thể hiện cùng một mặt trực quan, giá trị, tính cách và thông điệp trên mọi phương diện tiếp xúc với khách hàng. Một số hoạt động giúp doanh nghiệp của bạn duy trì sự nhất quán như: tạo ra style guide (hướng dẫn phong cách) cho đội ngũ nhân viên, dành thời gian truyền tải thông điệp, cung cấp trải nghiệm đa kênh nhất quán,….

Kết luận

Hi vọng với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết bạn có thể phân biệt được brand marketing và trade marketing cũng như hiểu hơn về thuật ngữ brand marketing. Để tìm hiểu thêm về tiếp thị thương hiệu cũng như các kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác, đăng ký tham gia các khóa học tại Camly Academy là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu với trình độ chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm phong phú, bạn sẽ được học hỏi và trải nghiệm những tình huống thực tế từ đó tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đăng ký để trải nghiệm nền tảng giáo dục toàn cầu miễn phí này ngay hôm nay! 

Nguồn: Brand marketing là gì? Công việc cần làm của một brand marketer

Tags: