Bí quyết vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là thời kỳ phát triển quan trọng nhất của trẻ, cả về thể chất lẫn tính cách. Do có nhiều sự thay đổi thất thường nên bố mẹ cần có sự kiên nhẫn và hiểu biết để hỗ trợ con vượt qua bước ngoặc này. Bài viết dưới […]

Đã cập nhật 7 tháng 11 năm 2024

Bởi Hien Tran

Bí quyết vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là thời kỳ phát triển quan trọng nhất của trẻ, cả về thể chất lẫn tính cách. Do có nhiều sự thay đổi thất thường nên bố mẹ cần có sự kiên nhẫn và hiểu biết để hỗ trợ con vượt qua bước ngoặc này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh một số xử lý phù hợp.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là như thế nào?

Hành trình lớn lên của các con trải qua rất nhiều giai đoạn để học hỏi và phát triển. Trong đó, giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là điểm đến đầu tiên, thường xảy ra ở các bé từ 18 đến 36 tháng tuổi. Trẻ bắt đầu có những nhận thức rõ hơn về mình là ai và muốn tự mình trải nghiệm mọi thứ mà không cần người lớn giúp đỡ.

Giai đoạn này sẽ có rất nhiều khó khăn đối với các bậc phụ huynh vì tính cách của trẻ vô cùng thất thường. Sự khủng hoảng đến từ việc:

  • Phát triển khả năng giao tiếp: Ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập nói và có nhu cầu giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ lại khá hạn chế nên đôi khi trẻ sẽ bực bội khi không trình bày được mong muốn, từ đó trở nên bướng bỉnh.
  • Hình thành cảm xúc: Càng lớn trẻ sẽ càng trở nên nhạy cảm vì hành trình phát triển sẽ gặp rất nhiều vấn đề nhưng chưa biết cách kiểm soát cảm xúc. Do đó, trẻ thường xuyên nổi nóng và la hét khi cảm thấy thất vọng.
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Cách tương tác với trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ có xu hướng phản đối và thử thách giới hạn của bố mẹ để tự do khám phá thế giới xung quanh. Vậy nên, để đồng hành cùng con, các bậc phụ huynh nên áp dụng cách tương tác như sau.

Chủ động lắng nghe

Bố mẹ là người bạn quan trọng của trẻ trong giai đoạn này. Khi trẻ gặp vấn đề hay thể hiện sự khó chịu nào đó, các bậc phụ huynh nên chủ động lắng nghe và đồng cảm với cảm xúc của trẻ. Điều này giúp trẻ không cảm thấy cô đơn và từ đó dễ dàng hợp tác cũng như chia sẻ với mọi người.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Đặt nguyên tắc rõ ràng

Dù trẻ khá bướng bỉnh nhưng các bậc phụ huynh cũng cần đặt ra những nguyên tắc rõ ràng để đảm bảo phát triển an toàn. Có thể cho trẻ cơ hội khám phá môi trường xung quanh nhưng phải có quy tắc hợp lý, giúp trẻ biết được giới hạn và hiểu điều gì là nên làm và không nên làm.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Khuyến khích tính tự lập

Ở thời điểm này, các bậc phụ huynh có thể tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện tính tự lập. Chẳng hạn như tự lấy đồ chơi, tự mặc quần áo và tự án uống. Từ đó, trẻ trở nên tự tin và chủ động trải nghiệm trong phạm vi an toàn.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Trên đây là những thông tin rất hữu ích cho các bậc phụ huynh có con sắp vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Thay vì nhìn nhận nó là thời điểm “khó khăn”, hãy trải nghiệm cùng trẻ để có những kỉ niệm đáng nhớ.