BÍ QUYẾT GIÚP NÀNG TỪ BỎ NHỮNG THÓI QUEN UN-HEALTHY DO CHUYÊN GIA KHOA HỌC GIỚI THIỆU

“Dạo gần đây công việc stress quá, thói quen uống café cũng từ đó mà bị ảnh hưởng. Bình thường một ngày quen miệng chỉ uống 2 ly, nay đã tăng lên tận …6 ly. Bản thân cũng biết là không nên cơ mà sao khó bỏ quá, cứ nhìn thấy xe café là lại […]

Đã cập nhật 11 tháng 8 năm 2018

Bởi TopOnMedia

BÍ QUYẾT GIÚP NÀNG TỪ BỎ NHỮNG THÓI QUEN UN-HEALTHY DO CHUYÊN GIA KHOA HỌC GIỚI THIỆU


“Dạo gần đây công việc stress quá, thói quen uống café cũng từ đó mà bị ảnh hưởng. Bình thường một ngày quen miệng chỉ uống 2 ly, nay đã tăng lên tận …6 ly. Bản thân cũng biết là không nên cơ mà sao khó bỏ quá, cứ nhìn thấy xe café là lại mua rồi cứ uống như là bản năng vậy”
Nếu vấn đề trên cũng tương tự như vấn đề nàng nhà mình đang gặp phải thì xin nói với nàng rằng, nàng đang mắc kẹt trong một thứ gọi là “Vòng Lặp của Thói Quen”, là một thuật ngữ trong tâm lý học xã hội. Nghe sợ nhỉ? Nhưng đừng có lo, Đẹp365 ở ngay đây để giúp nàng vượt qua tình huống cực kì hack não này!

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu “Vòng lặp của thói quen” nghĩa là gì?

Khi bạn thực hiện các hành động lặp đi lặp lại, não của bạn sẽ bắt đầu tự động ghi nhớ chúng, biến chúng thành thói quen. Quy trình chi tiết là như thế này:
Đầu tiên, những hành động lặp lại này sẽ “in hằn” lên vỏ não trước. Khi những “vết hằn” này đủ sâu (nói bóng gió cho dễ hiểu thôi, chứ nó không in thật đâu nàng đừng lo nhé), chúng sẽ biến thành thông tin truyền đến trung tâm não bộ, nơi kiểm soát cảm xúc và các hoạt động của cơ thể.
Để bảo toàn năng lượng ở mức tối ưu, não bộ không tạo ra các vết hằn mới hay tạo ra thông tin mới (tức không tạo ra các hoạt động mới cho cơ thể), mà chỉ đơn giản dùng lại thông tin vỏ não đã “gửi gắm” trước đó.

Vậy cụ thể, vòng lặp thói quen thực ra ám chỉ hành vi lặp đi lặp lại của 1 hoạt động đã được não bộ ghi nhớ.
Nhưng tại sao chúng ta lại lặp đi lặp lại 1 hành động? Tiến sĩ Heather Silvestri, chuyên gia tâm lý học đang hoạt động tại New York chia sẻ thêm: “Hãy lấy ví dụ ly café, sau khi uống, bạn cảm thấy tỉnh táo lạ kì. Bạn, và cơ thể, và cả não của bạn thích sự tỉnh táo này, và nó ghi nhận sự tỉnh táo là phần thưởng khi bạn uống một tách café, sau đó não bộ lặp lại hành động này không phải vì ly café, mà là vì phần thưởng ly café đem lại. Đây chính là 1 vòng lặp hoàn thiện mà não bộ đã ghi nhận gồm 3 bước: Dấu hiệu – Hành Động – Phần thưởng. Tương ứng với ví dụ: Thấy xe café – Mua và uống Café – Cảm thấy Tỉnh táo”

Vậy làm thể nào để phá vỡ vòng lặp của thói quen?

Từ 3 bước Dấu Hiệu – Hành Động – Phần thưởng như ở trên, ta có thể phá vỡ nó bằng cách tấn công vào từng bước:
Bước 1:  Kiểm soát bước “Dấu Hiệu”
Sau khi đặt ra những thói quen muốn từ bỏ, hãy để ý những điều làm bản thân bạn lặp lại thói quen đó và ngăn chặn nó ngay lập tức!
Tiếp tục lấy ví dụ ly café cho dễ hiểu nhé, cô Heather cho biết: “Tôi biết rằng mình có xu hướng sẽ uống thêm cà phê khi khó ngủ hoặc khi bị stress công việc. Vậy nên để giúp bản thân né tránh chúng, tôi chọn cách đi ngủ sớm hoặc thử sức với những kỹ thuật kiểm soát stress như những bài tập thở hay đi bộ. Sau đó tôi áp dụng bước 2 ngay dưới đây…”

Bước 2: Thay đổi bước “Hành động”
“Thói quen khó biến mất hoàn toàn, nhưng nó có thể dễ dàng biến thành một thói quen mới. Trong trường hợp của mình, tôi có lẽ sẽ tráo đổi những tách caffeine hàng ngày bằng một ly sinh tố thảo dược chứa adaptogenic hoặc một ly latte nghệ tươi. Hoặc tập thể dục, đi bộ, nghe nhạc, tập gym,… Làm gì cũng được, miễn là cuối cùng, điều đó giúp bạn cảm thấy tỉnh táo. Điểm quan trọng ở đây là bạn phải sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ khi bạn thuyết phục bản thân từ bỏ những thói quen tệ hại.”
 thói quen un-healthy
Bước 3: Điều chỉnh lại “Phần thưởng” của vòng lặp
“Liên tục đàm thoại với chính mình. Nói với bản thân rằng ly café không mang lại sự tỉnh táo nhiều bằng những ly sinh tố thảo dược. Nói tiếp rằng thể dục không chỉ làm body đẹp, mà còn làm não khỏe và tỉnh táo một cách tự nhiên trong thời gian dài, không như café vừa hại vừa ngắn hạn.”, ý chính ở đây theo Tiến sĩ Heather đó là, “Tăng sức mạnh tự trị của não bộ lên! Đó là điều bạn cần làm để có thể thực sự kiểm soát vòng lặp của chính mình. Vì sức mạnh ý chí là sức mạnh lớn lao hơn cả sức mạnh thể chất”
Và khi thay đổi thói quen, một lưu ý sau cùng là nàng cần từ tốn từng bước một. Vì thông tin trong não cần được thay thế từ từ và chậm rãi chứ không phải một sớm một chiều, nếu nàng đặt mục tiêu quá cao đôi khi sẽ gây ra tác dụng ngược, việc dần dần “phá vỡ” từng bước vòng lặp của từng thói quen tuy tốn thời gian, nhưng hiệu quả nó đem lại là đảm bảo.
thói quen un-healthy
Vậy còn chờ gì nữa mà không nghe lời chuyên gia và làm theo, thay thế ly café bằng ly thảo dược healthy và từ bỏ những thói quen un-healthy nào Đẹp ơi!