-
Bị mụn ở má là một trong những vấn đề về da rất phổ biến và làm bạn thiếu tự tin. Khi đối mặt với tình trạng này, chắc hẳn bạn đang đau đầu để tìm cách khắc phục cũng như nguyên nhân bị mụn ở má là gì? TheTips mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé.
9 nguyên nhân bị mụn ở má phổ biến
- – Lỗ chân lông to
Lỗ chân lông to ở 2 bên má làm tăng khả năng tiết dầu trên da. Da mặt luôn bóng nhờn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mụn bọc, mụn viêm,… hình thành.
- – Dầu thừa gây bít tắc da
Lượng dầu tiết ra quá nhiều là nguyên nhân chính khiến da dễ bám bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Vi khuẩn dễ dàng phát triển làm cho bạn mọc mụn ở má.
- – Tế bào chết tích tụ
Tế bào chết kết hợp với dầu thừa tích tụ lâu ngày trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Lúc này, tình trạng bị mụn ở má là điều khó tránh khỏi.
- – Sự sinh sôi của vi khuẩn C.Acnes
Vi khuẩn C.Acnes là loại vi khuẩn xuất hiện nhiều trên da, nhất là ở những vùng da nhờn. Khi vi khuẩn C.Acnes hoạt động, các bạch cầu sẽ tấn công lại để bảo vệ da, gây nên các vết sưng đỏ. Nếu lượng vi khuẩn C.Acnes liên tục phát triển thì các nốt mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn, lan nhanh ở 2 bên má và toàn bộ da mặt.
- – Chăm sóc da không đúng cách khiến hàng rào bảo vệ da yếu đi
Hàng rào bảo vệ da có nhiệm vụ duy trì độ ẩm, chống lại những tác nhân từ bên ngoài tác động lên da. Tuy nhiên, hàng rào bảo vệ da này cũng dễ bị tổn hại, xuống cấp do chăm sóc da không đúng cách như không vệ sinh da sạch sẽ, lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm chứa chất tẩy rửa, hóa chất,…
- – Kích ứng mỹ phẩm là nguyên nhân gây mụn ở má
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, chứa thành phần độc hại sẽ gây kích ứng da, khiến da bị mẩn đỏ, là nguyên nhân khiến bạn bị mụn li ti, mụn bọc,…ở má, đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- – Tác dụng phụ của thuốc uống
Trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, ở 2 bên má có thể sẽ xuất hiện mụn. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài thì tình trạng mụn ngày càng trở nên nặng hơn. Nguyên nhân có thể là do thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan hoặc hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với thuốc.
- – Các vấn đề bên trong cơ thể là nguyên nhân gây mụn ở má
Một số nguyên nhân như rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone khiến bã nhờn tiết nhiều hơn bình thường cũng khiến bạn bị mụn ở má. Ngoài ra, gan, phổi có vấn đề, suy giảm chức năng cũng ảnh hưởng đến quá trình thải độc cơ thể và gây mụn.
- – Thói quen sống không lành mạnh
Ngoài những nguyên nhân trên, ít ai biết rằng thói quen sống không lành mạnh cũng khiến bạn bị mụn ở má. Sau đây là một số thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải:
+ Thức khuya, làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress kéo dài khiến mụn nổi ở má
+ Giường ngủ không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi, phát triển. Khi nằm ngủ, nghỉ ngơi, những bụi bẩn, vi khuẩn sẽ dính lên má gây mụn
+ Lấy tay sờ lên mặt, các vi khuẩn, chất bẩn ở tay sẽ tiếp xúc với làn da và góp phần gây mụn.
9 cách điều Trị Mụn ở má dứt điểm
1. Sử dụng sản phẩm thu nhỏ và cải thiện lỗ chân lông
Bị mụn ở má do lỗ chân lông to, da tiết nhiều dầu nhờn thì bạn nên sử dụng những sản phẩm giúp thu hẹp, cải thiện lỗ chân lông như kem dưỡng da, serum, mặt nạ,… Những sản phẩm này sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp nuôi dưỡng da.
2. Sử dụng sản phẩm có tích hợp khả năng kiềm dầu
Da tiết quá nhiều dầu nhờn khiến bạn bị mụn ở má. Do đó, một trong những cách để điều trị mụn ở má là bạn nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có khả năng kiềm dầu. Sản phẩm này sẽ tác động và kiểm soát sự tiết dầu trên da, hạn chế sự xuất hiện của mụn.
3. Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần
Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần có tác dụng làm sạch da, làm da mặt trở nên thông thoáng, ngăn ngừa sự hình thành mụn. Tuy nhiên, nếu bạn bị mụn ở má nặng thì chỉ nên chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, tránh chà xát mạnh làm da bị tổn thương.
4. Sử dụng sản phẩm có khả năng kiểm soát vi khuẩn mụn C.Acnes
Vi khuẩn C.Acnes là nguyên nhân khiến bạn bị mụn ở má. Vậy nên, để loại bỏ cũng như ngăn chặn mụn, các bạn cần lựa chọn những sản phẩm chăm sóc và điều trị da có khả năng kiểm soát hoạt động của vi khuẩn này. Sản phẩm mà bạn lựa chọn có thể là sữa rửa mặt, tẩy trang, tẩy tế bào chết, sản phẩm cấp ẩm,… Tất nhiên, bất kỳ sản phẩm nào cũng cần phù hợp với làn da, không gây kích ứng.
5. Tránh các thành phần không phù hợp cho da mụn
Khi bị mụn ở má, bạn cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Để tránh làm tổn thương da, khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn, bạn không nên sử dụng những sản phẩm có chứa các thành phần như: silicone, dầu khoáng, gốc Petrolatum, tỷ lệ Oleic Acid quá cao, cồn khô, Lanolin, Isopropyl Myristate và SLS – làm sạch quá mức, lấy hết lượng dầu tự nhiên, gây kích ứng da.
6. Sử dụng dược mỹ phẩm để điều trị mụn
Sử dụng dược mỹ phẩm điều trị mụn là xu hướng được rất nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên những sản phẩm được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, đặc trị được vấn đề về da mụn mà bạn đang gặp phải, không gây tổn hại đến làn da. Để có được lựa chọn phù hợp nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ.
7. Áp dụng Công Nghệ cao để điều trị mụn tại các cơ sở uy tín
Điều trị mụn bằng công nghệ cao là một bước tiến mới của ngành thẩm mỹ y khoa. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị mụn ở má mà bạn có thể áp dụng là:
- – Laser: Công nghệ điều trị mụn sử dụng ánh sáng laser có bước sóng phù hợp để tác động sâu vào bên trong da mà không gây bất kỳ tổn thương nào. Tác động này của tia laser sẽ giúp điều tiết bã nhờn, triệt tiêu ổ vi khuẩn, giảm viêm sưng, điều trị dứt điểm tình trạng mụn mà không để lại sẹo.
- – Peel da hóa học: Bằng hợp chất hóa học tự nhiên, phương pháp này sẽ tác động làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn đồng thời giúp mụn ở má nhanh khô cồi và đẩy lên bề mặt da. Sau khi thực hiện Peel da, lớp da mới hình thành sẽ mềm mịn, đều màu và sạch mụn.
- – Lấy nhân mụn: Khi bị mụn ở má, bạn cũng có thể điều trị bằng cách nặn mụn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng tay và tự ý nặn tại nhà vì sẽ không đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ để được nặn mụn đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
8. Sử dụng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nếu bị mụn ở má, bạn có thể điều trị bằng thuốc uống. Tuy nhiên, những loại thuốc sử dụng phải do bác sĩ kê đơn. Tùy vào nguyên nhân gây mụn mà bạn sẽ được tư vấn sử dụng thuốc điều trị mụn, thuốc hỗ trợ chức năng gan, điều hòa nội tiết tố. Khi sử dụng thuốc, bạn lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng theo đúng liệu trình, không nên lạm dụng gây tác động xấu đến sức khỏe.
9. Duy trì cuộc sống cân bằng và lành mạnh
Một cuộc sống cân bằng và lạnh mạnh sẽ giúp trị mụn hiệu quả ngay từ bên trong. Rất đơn giản, bạn chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh stress, ngủ đủ giấc, tránh thức ăn dầu mỡ, cay nóng, hạn chế cà phê, thuốc lá, thức uống có gas,… thì sẽ nhanh chóng có được làn da khỏe mạnh, đầy sức sống.
Bị mụn ở má không quá nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến bạn luôn có tâm lý e ngại. Vì thế, biết rõ nguyên nhân gây mụn thì bạn sẽ tìm ra được cách điều trị hiệu quả, ngăn mụn tái phát. Hy vọng, những nguyên nhân và cách điều trị mà TheTips vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp cho làn da của mình. Chúc bạn sớm có được làn da sạch mụn, mịn màng như mong đợi.
Bị mụn ở má: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm
Bị mụn ở má là một trong những vấn đề về da rất phổ biến và làm bạn thiếu tự tin. Khi đối mặt với tình trạng này, chắc hẳn bạn đang đau đầu để tìm cách khắc phục cũng như nguyên nhân bị mụn ở má là gì? TheTips mời bạn theo dõi bài […]
Đã cập nhật 24 tháng 5 năm 2022
Bởi TopOnMedia