Bầu trợ lực chân không và những điều cần biết

Trong hệ thống phanh thì bầu trợ lực chân không hay còn gọi là bầu trợ lực phanh là bộ phận rất quan trọng. Bộ phận này phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng. Để đảm bảo nó được hoạt động một cách ổn định và an toàn. Vậy bầu trợ lực chân không […]

Đã cập nhật 17 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Bầu trợ lực chân không và những điều cần biết
  1. Trong hệ thống phanh thì bầu trợ lực chân không hay còn gọi là bầu trợ lực phanh là bộ phận rất quan trọng. Bộ phận này phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng. Để đảm bảo nó được hoạt động một cách ổn định và an toàn. Vậy bầu trợ lực chân không là gì ? Cùng Thetips đi tìm hiểu về bầu trợ lực chân không và những điều cần biết.

    Bầu trợ lực chân không là gì ?

    Bầu trợ lực chân không là một bộ phận thuộc hệ thống phanh trên xe ô tô. Tận dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất ủa khí quyển để khuếch đại lực ấn của chân phanh.

    Nhờ bầu trợ lực chân không mà khi sử dụng phanh người điều khiển sẽ không tốn quá nhiều sức. Từ đó mà mang lại sự an toàn và ổn định cho người ngồi trên xe.

    Cấu tạo và nguyên tắc vận hành của bầu trợ lực chân không

    Bầu trợ lực chân không được đặt ở giữa xy lanh tổng phanh và bàn đạp phanh. Nó có tác dụng giảm bớt đi phản lực của bàn đạp phanh khi sử dụng. Giúp người lái có thể sử dụng phanh một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

    Cấu tạo của bầu trợ lực chân không ô tô

    • Được cấu tạo dựa trên việc nối bơm chân không thông qua van một chiều
    • Trên ty đẩy được lắp van điều khiển. Có nhiệm vụ đóng mở rãnh không khí và chia năng buồng A và B.
    • Cùng với đó là một chiếc van 1 chiều được kết nối với đầu ống chân không. Và được đóng kín khi không sử dụng phanh
    • Màng tác động được gắn chặt với bộ phận đế của cần đẩy Piston và thông với phần có buồng A và B.

    Nguyên tắc vận hành của bầu trợ lực chân không

    Khi phanh không được sử dụng: Van không khí được gắn với phần điều khiển của van. Nó sẽ bị lò xo hồi vị của van kéo lệch sang bên phải. Van điều khiển bọ của lò xo sẽ được đẩy sang bên trái của van không khí. Thế nên lượng không khí ở bên ngoài sẽ không thể đi vào buồng biến đổi áp suất được. Lúc đó sẽ tạo nên một lỗi thông cho buồng A và B khi bị tách khỏi van điều chỉnh. Thế cho nên lò xo của màng ngăn sẽ tác động lên piston và đẩy nó sang phải.

    Khi sử dụng phanh: Dưới tác dụng của lò xo hồi vị, van điều khiển sẽ được mở ra làm thông rãnh không khí. Lò xo van điều chỉnh sẽ bị tác động làm van không khí dịch chuyển sang trái. Sự chênh lệch áp suất giữa các buồng với nhau sẽ tạo nên sự khuyếch đại lực nén lò xe và tác động lực lên piston giúp việc thực hiện phanh được trở nên dễ dàng hơn.

    Trạng thái giữ phanh hoặc rà phanh: Khi bạn giữ phanh ở mức độ nhẹ nhẹ. Van không khí và cần điều khiển sẽ không bị lệch sang bên trái. Nhưng Piston vẫn được đẩy sang bên trái. Lúc này không khí sẽ không vào được buồng áp suất. Nên áp suất trong buồng biến đổi vẫn được giữ ổn định nhờ tiếp xúc. Và bộ phận van điều khiển dịch chuyển sang trái. Piston sẽ duy trì một lực phanh ổn định nhờ sự duy trì áp suất không đổi.

    Khi gặp vấn đề về áp suất: Có thể bầu trợ lực chân không bị vỡ, bể, hay rò rỉ. Nên áp suất có thể không được chuẩn nữa. Từ đó tạo nên sự chênh lệch giữa các buồng chứa khi tác động phanh. Nếu bạn đạp chân phanh, van điều khiển sẽ di chuyển về phía bên trái. Đẩy vào van không khí và đĩa phản lực. Điều này làm piston xylanh chính. Tác động lên phanh. Do đó mà phân vẫn có thể hoạt động bình thường. Nhưng nó sẽ nặng hơn so với khi có bầu trợ lực chân không.

    Khi nào nên kiểm tra bầu trợ lực chân không ?

    Không có một câu trả lời nào chính xác cho việc khi nào thì nên thay hay kiểm tra bầu trợ lực chân không cả. Trong quá trình sử dụng bạn chỉ nhận biết được rằng bầu trợ lực chân không của bạn gặp vấn đề và lúc đó bạn nên đi kiểm tra. Vậy đâu là những dấu hiệu cho biết bầu trợ lực chân không của bạn gặp vấn đề.

    • Pedal phanh nặng nề hơn bình thường

    Nếu bầu trợ lực chân không trên xe của bạn có vấn đề Thì khi đạp phanh ô tô sẽ bị nặng hơn bình thường. Lúc này bạn nên mang xe của bạn đi kiểm tra bầu trợ lực chân không một cách kịp thời.

    • Phanh không ăn nhanh như thông thường

    Khi bầu trợ lực chân không có vấn đề. Lực phanh phải sử dụng nhiều hơn, bạn sẽ cảm nhận rằng phanh nó không được ăn như bình thường.

    • Pedal cao hơn bình thường

    khi bàn đạp phanh cao hơn, dẫn đến bạn phải nâng chân cao hơn để đạp phanh. Trong tình huống khẩn cáp thì bạn có thể gặp nguy hiểm vì quên đi việc này. Do đó khi thấy dấu hiệu này bạn cần mang chiếc ” xế cưng” của mình đi đến những trung tâm để kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời.

    • Tốc độ động cơ không được ổn định

    Như đã nói ở trên, bầu trợ lực chân không trên xe có một màng ngăn giúp ngăn chặn không khí chui vào buồng áp suất.

    Nếu màng đó bị hở, không khí sẽ lọt vào buồng áp suất. Khi phanh xe sẽ có dấu hiệu khựng lại. Nó sẽ ảnh hưởng đến động cơ nếu để lâu. Do đó nếu gặp tình trạng này bạn nên mang xe ra những trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra.

    Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bầu trợ lực chân không. Mong rằng từ những thông tin trên bạn có thể xử lý kịp thời khi bầu trợ lực chân không gặp vấn đề. Chúc các bạn lái xe an toàn.

Tags: