Bảng Báo Giá Cảm Biến Va Chạm Trước, Cảm Biến Lùi, Cảm Biến Đỗ Xe

Cảm biến va chạm là thiết bị không thể thiếu khi trên xe ô tô. Vì những ưu điểm nổi bật mà bảng báo giá cảm biến va chạm luôn được người dùng tìm kiếm mỗi ngày. Thiết bị được thiết kế dành riêng cho các bác tài vận hành và quan sát xe chuẩn […]

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Bảng Báo Giá Cảm Biến Va Chạm Trước, Cảm Biến Lùi, Cảm Biến Đỗ Xe
  1. Cảm biến va chạm là thiết bị không thể thiếu khi trên xe ô tô. Vì những ưu điểm nổi bật mà bảng báo giá cảm biến va chạm luôn được người dùng tìm kiếm mỗi ngày. Thiết bị được thiết kế dành riêng cho các bác tài vận hành và quan sát xe chuẩn sát. Nhờ đó tính năng an toàn được nâng cao trên mọi cung đường xe di chuyển. Hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị tốt cảm biến va chạm.

    Đó là lý do thị trường cảm biến ngày một đa dạng, cải tiến phong phú. Tuy nhiên để chủ xe tìm được chiếc cảm biến tương thích với xe có giá tốt không dễ dàng. Nó trở thành thắc mắc chung của không ít các chủ xe hiện nay. Hiểu được nhu cầu người dùng, Icar tự tin chia sẻ đến bạn thông tin hữu ích về cùng bảng báo giá về cảm biến va chạm chuẩn nhất, phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng.

    Khám phá đôi nét về cảm biến va chạm 

    Cảm biến va chạm còn được nhận diện với tên gọi khác là cảm biến đỗ xe. Phụ kiện này được sáng tạo nhằm hỗ trợ các bác tài lái đỗ xe an toàn, tiện lợi. Ngành Công Nghệ ô tô có những bước tiến vượt trội, chúng không giới hạn ở những phụ tùng động cơ truyền thống. Nhà sản xuất luôn làm mới, mở rộng trong hệ thống thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho xe khi tham gia giao thông. Đó là lý do cảm biến va chạm thông minh ra đời. Xua tan mọi âu lo, bất tiện để mang đến chức năng hỗ trợ, cảnh báo tài xế trước những chướng ngại vật. 

    Theo các khảo sát, điều tra về giao thông, hầu hết những vụ tai nạn tập trung ở việc tiến, lùi xe. Phụ tùng cảm biến hỗ trợ thanh cản trước, sau cả xe khi được cài đặt sẽ khắc phục tình trạng trên. Do đó, cảm biến đỗ xe các loại được xem là thiết bị song hành cùng còi xe để báo động kịp lúc xe đến gần vật cản. 

    Hơn nữa, cảm biến này ở một khía cạnh khác nhằm xác định khoảng cách chuẩn nhất từ xe đến chướng ngại vật. Từ đó tài xế chủ động trong việc di chuyển xe, ngăn ngừa hiệu quả va chạm. Về hệ thống cảm biến va chạm trên ô tô, gồm có từ 2 đến 4 loại sử dụng chung giao diện với thiết bị còi báo động của xe. Ở những con xe đời mới, có thể có từ 6 đến 8 cảm biến nhằm tăng độ phủ sóng chi tiết hơn. 

    Phân loại cảm biến trước, cảm biến lùi, cảm biến tiến lùi hiện nay

    Theo tiêu chí khoan cản

    • Cảm biến lùi khoan lỗ.
    • Cảm biến lùi không khoan lỗ

    Theo vị trí cảm biến

    • Cảm biến va chạm trước.
    • Cảm biến va chạm sau.

    Theo số mắt cảm biến

    • Cảm biến lùi 4 mắt.
    • Cảm biến lùi 6 mắt (cảm biến tiến lùi)
    • Cảm biến lùi 8 mắt (cảm biến trước sau ô tô)

    Cảm biến lùi, tiến có rất nhiều hãng: cảm biến lùi Steelmate 6 mắt; cảm biến trước sau Steelmate, cảm biến Ellisen, cảm biến lùi kiểu Zin… để bạn lựa chọn.

    Có nên lắp cảm biến trước xe ô tô? 

    Cảm biến trước xe ô tô là thiết bị được gắn đằng trước đầu xe để hỗ trợ người điều khiển phương tiện trong hành trình đi an toàn.

    Tác dụng của cảm biến trước:

    • Cảnh báo vật cản, tình huống nguy hiểm
    • Giúp người điều khiển phương tiện xe tự tin, chủ động trong xử lý tình huống, đặc biệt khi đi vào con đường hẹp hoặc nhiều phương tiện qua lại.

    Cơ chế hoạt động của cảm biến trước:

    • Hoạt động nhờ có sự thống nhất liên kết với nhau giữa các mắt cảm biến và màn hình hiển thị. 
    • Khi xe vào số lùi, cảm biến trước ô tô bắt đầu khởi động. Các mắt cảm biến gắn ở đầu xe bắt đầu hoạt động dựa trên cảm biến siêu âm.
    • Khi phát hiện ra vật cản, nguy hiểm phía trước, đồng hồ cảm biến trước ô tô sẽ hiển thị số và vạch chia LED màu hoặc phát ra âm thanh cảnh báo. 
    • Vạch chia sẽ giúp lái xe xác định vị trí vật cản đang nằm bên trái, hay phải của xe, cũng như khoảng cách là bao nhiêu.

    Mắt cảm biến trước ô tô được thiết kế hiện đại, cao cấp với khả năng chống ẩm ướt, trầy xước hay va đập. Nó được thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

    Với cấu tạo và thiết kế, cũng như tác dụng của cảm biến trước thì bạn nên lắp cảm biến trước để hỗ trợ bạn lái xe an toàn trên mọi cung đường.

    Cảm biến lùi không khoan lỗ được lắp đặt và vận hành thế nào?

    Thông thường cảm biến lùi không khoan lỗ được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản nhưng chính xác. Nó vận hành bằng cách dán ăng ten vào phía trong cốp xe và được cảm biến bằng chính dây anten đó. 

    Cảm biến lùi không khoan lỗ, cảm biến bằng dây ăng ten không có điểm chết như mắt cảm biến.

    Cảm biến lùi không khoan lỗ lấy nguồn điện từ đèn lùi phía sau nối với dây màu đỏ, dây màu đen nối với dây làm mát của xe.

    Cơ chế hoạt động: khi cảm nhận có vật cản bộ báo động sẽ phát ra âm thanh cảnh báo khoảng cách để lái xe được biết. Càng gần vật cản thì tiếng “Bíp” sẽ phát ra liên tục, nhanh.

    Những lý do nên lắp đặt cảm biến va chạm cho ô tô

    Một khi đã cầm lái ô tô, vấn đề an toàn phải luôn được cân nhắc và đặt lên hàng đầu. Như đã biết, tai nạn phần lớn đến từ tình trạng tiến, lùi, quay xe trên đường. Việc lắp đặt cảm biến cảnh báo này sẽ hạn chế sự cố, tài xế an tâm và dễ dàng di chuyển con xe. 

    Đầu tiên phải kể đến sự tinh tường của cảm biến. Nó có thể phát hiện nhanh nhạy những vật cản trên đường. Cụ thể tường, hàng rào, cột đèn, trẻ em. Khi đó nó sẽ báo động cho tài xế. Ở một phạm vi lớn, tưởng chừng không thể phát hiện ở khoảng cách xa thì cảm biến hoàn thành rất tốt. Nó có thể cảnh báo chướng ngại vật ở phạm vi lớn. 

    Cảm biến va chạm giúp giảm thiểu tai nạn

    Phụ tùng lắp phía bên trong mặt cản. Xe trong tình trạng số lùi, bộ điều khiển tạo ra từ trường nhất định. Khi đó cảm biến sẽ phát hiện chướng ngại vật. Đồng thời một loạt âm thanh nhanh chóng cảnh báo người lái. Tuy nhiên, cảm biến chỉ làm việc đối với những vật thể khi xe đang trong quá trình di chuyển cùng phản hồi thời gian cung cấp. Do đó, phụ tùng có chế độ để bật tắt bất kể lúc nào người dùng cần thiết. 

    Với tính năng khắc phục hiệu quả điểm mù cùng góc chết, hỗ trợ tài xế của cảm biến va chạm. Người dùng có thể tham khảo bộ cảm biến hỗ trợ xe chống va chạm Icar Ellisen. Nói về tính năng cùng giá thành, thương hiệu Ellisen phải gọi là đẳng cấp với công nghệ hiện đại, an toàn. Quý khách có thể tham khảo thêm tại Icar.

    Tham khảo thêm: Hướng dẫn lắp đặt cảm biến lùi ô tô từ A-Z 

    Hướng dẫn lắp cảm biến trước ô tô

    Bước 1: Xác định vị trí trung tâm ở đằng trước xe ô tô

    Bước 2: Từ vị trí 2 mắt, đo sang hai bên 45 cm để đánh dấu và khoan vị trị trí khoan của cảm biến.

    Bước 3: Bạn đánh dấu chắc các vị trí khoan.

    Bước 4: Quan sát vị trí mà bạn đã đánh dấu xem bạn đã thực sự ưng ý chưa.

    Bước 5: Gắn cảm biến vào vị trí mà bạn đã khoan.

    Bước 6: Cài đặt và đấu nối.

Tags: