Adaptive Cruise Control là gì? Hoạt động ra sao?

Những Công Nghệ tuyệt vời nhất hiện nay trên xe ô tô cao cấp thường trở thành tính năng tiêu chuẩn trên những chiếc xe hơi phổ thông ở thì tương lai. Lấy hệ thống Adaptive Cruise Control làm ví dụ, ngày nay, gần như mọi chiếc xe ô tô mới đều được trang bị […]

Đã cập nhật 17 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Adaptive Cruise Control là gì? Hoạt động ra sao?
  1. Những Công Nghệ tuyệt vời nhất hiện nay trên xe ô tô cao cấp thường trở thành tính năng tiêu chuẩn trên những chiếc xe hơi phổ thông ở thì tương lai. Lấy hệ thống Adaptive Cruise Control làm ví dụ, ngày nay, gần như mọi chiếc xe ô tô mới đều được trang bị tính năng này, ngoại trừ các mẫu xe hiệu suất và các xe giá rẻ. Nhưng ở tương lai gần, hệ thống này chắc chắn là một phần quan trọng của mọi chiếc xe.

    ADAPTIVE CRUISE CONTROL LÀ GÌ?

    Adaptive Cruise Control (hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng) là một hệ thống thông minh được thiết kế để giúp phương tiện duy trì khoảng cách an toàn với các xe phía trước / phía sau và ở trong giới hạn tốc độ. Người lái xe đặt tốc độ tối đa (giống như với hệ thống kiểm soát hành trình thông thường), sau đó radar sẽ theo dõi giao thông phía trước, “khóa” xe trong một làn đường và duy trì khoảng cách an toàn với các xe phía trước / phía sau.

    CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ADAPTIVE CRUISE CONTROL

    Adaptive Cruise Control hoạt động bằng công nghệ cảm biến được cài đặt trong xe bao gồm các cảm biến laser, thiết bị radar, camera quan sát… Chúng giám sát các phương tiện và đối tượng khác trên đường để điều khiển hành trình thích ứng nhằm mang lại trải nghiệm lái xe an toàn và thoải mái nhất.

    Người lái có thể thiết lập sở thích của mình liên quan đến các yếu tố nhất định, chẳng hạn như khoảng cách đến xe phía trước, chế độ lái (Normal, Sport hoặc Comfort) và nhiều yếu tố khác nữa.

    Trong trường hợp xảy ra va chạm, đèn đỏ bắt đầu nhấp nháy và cụm từ “Brake Now” (Phanh ngay!) sẽ xuất hiện trên bảng điều khiển để giúp người lái giảm tốc độ xe. Một số mẫu xe đi kèm với cảnh báo bằng âm thanh.

    Để sử dụng điều khiển hành trình thích ứng, bạn bắt đầu giống như với điều khiển hành trình tiêu chuẩn. Cụ thể:

    • Bước 1: Bật Adaptive Cruise Control trên vô-lăng
    • Bước 2: Sau khi thông báo kích hoạt xuất hiện trên bảng điều khiển, bạn hãy nhấn bàn đạp ga để tăng tốc xe đến tốc độ mong muốn. Tiếp theo, nhấn nút “Set” trên vô-lăng để hoàn thành cài đặt. Từ thời điểm này trở đi, bàn đạp ga có thể được nhả ra mà xe vẫn duy trì tốc độ để việc lái xe trở nên thoải mái hơn.
    • Bước 3: Nhấn lại nút Adaptive Cruise Control để tắt hoàn toàn chức năng điều khiển hành trình.

    Một số lưu ý:

    • Nếu bạn muốn thay đổi tốc độ, hãy điều chỉnh bằng các nút “+” hoặc “-” trên vô-lăng để tăng / giảm tốc độ. Thông thường, với mỗi lần bấm, tốc độ xe giảm 1km/h, còn nếu bạn giữ nó trong một thời gian dài hơn, vận tốc thay đổi là 10km/h.
    • Bạn cũng có thể tăng / giảm tốc độ tạm thời. Khi cần tăng tốc, chẳng hạn như vượt xe khác giữa hành trình, hãy nhấn bàn đạp ga để tăng tốc mà không ảnh hưởng đến tốc độ đã cài đặt. Để trở lại tốc độ đã đặt, nhả bàn đạp ga và bấm vào nút “+” hoặc “-” trên vô-lăng
    • Để tạm dừng chức năng điều khiển hành trình, bạn có thể nhấn bàn đạp phanh. Sau khi tạm dừng, nhất lại nút “+” trên vô-lăng khi muốn kích hoạt lại nó.

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KIỂM SOÁT HÀNH TRÌNH THÔNG THƯỜNG VÀ KIỂM SOÁT HÀNH TRÌNH THÍCH ỨNG LÀ GÌ?

    Nguồn gốc của hệ thống điều khiển hành trình thông thường bắt nguồn từ năm 1948, khi Ralph Teetor phát minh ra bộ điều tốc. Kể từ đó, nó đã được cải thiện rất nhiều, trọng tâm là để kiểm soát phản ứng  bướm ga.

    Vào cuối những năm 1990, một số nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu giới thiệu một thế hệ điều khiển hành trình mới có tên gọi là điều khiển hành trình thích ứng. Công nghệ này dựa vào radar phía trước để giải quyết hạn chế lớn nhất mà điều khiển hành trình truyền thống mắc phải, đó là khả năng đánh giá chính xác tốc độ của phương tiện phía trước.

    Cải tiến này đã mở rộng đáng kể thời gian hoạt động liên tục của chức năng điều khiển hành trình. Bởi vì tính năng tự động hóa cho phép điều khiển cả gia tốc và phanh của xe. Điều này giúp người lái xe có thể di chuyển quãng đường dài hơn mà không cần phải đạp chân ga, ngay cả trong những tình huống giao thông chậm trên đường cao tốc. Tất nhiên, họ vẫn phải chú ý đến con đường phía trước, vì những chiếc xe phía trước vẫn có thể phanh gấp hoặc đột ngột cắt ngang.

    ƯU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT HÀNH TRÌNH THÍCH ỨNG

    Một số ưu điểm chính của hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng  bao gồm:

    • Tăng cường độ an toàn trên đường. Vì xe ô tô có công nghệ này sẽ giữ khoảng cách thích hợp với các phương tiện khác.
    • Ngăn ngừa các tai nạn do tầm nhìn bị che khuất hoặc ở khoảng cách gần.
    • Giúp người lái không phải lo lắng về tốc độ của xe, thay vào đó, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào những gì đang diễn ra xung quanh mình.

    HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT HÀNH TRÌNH THÍCH ỨNG

    Mặc dù hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng có nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn có những hạn chế, như:

    • Một trong những lỗi chính của hệ thống này là thực tế nó không hoàn toàn tự chủ. Người điều khiển giao thông vẫn phải rèn luyện thói quen lái xe an toàn song song với công nghệ này để mang lại kết quả tốt nhất.
    • Trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa hoặc sương mù, hoặc khi xe lái qua đường hầm có thể gây nhầm lẫn cho các cảm biến của hệ thống.

Tags: