3 tiêu chí để phát triển khu công nghiệp xanh bền vững, hiệu quả

Với xu thế phát triển của các khu công nghiệp xanh, thị trường Việt Nam cũng đang có những sự chuyến biến rõ rệt. Thay đổi này giúp cho nền kinh tế Công Nghiệp bền vững và hiệu quả hơn. Nó còn góp phần giảm thiểu tác hại ảnh hưởng đến nền sinh thái hiện […]

Đã cập nhật 1 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

3 tiêu chí để phát triển khu công nghiệp xanh bền vững, hiệu quả

Với xu thế phát triển của các khu công nghiệp xanh, thị trường Việt Nam cũng đang có những sự chuyến biến rõ rệt. Thay đổi này giúp cho nền kinh tế Công Nghiệp bền vững và hiệu quả hơn. Nó còn góp phần giảm thiểu tác hại ảnh hưởng đến nền sinh thái hiện nay.

Định hướng phát triển khu công nghiệp xanh của các doanh nghiệp hiện nay

Ngoài việc đảm bảo chất lượng hoạt động, các chủ đầu tư cũng rất quan tâm về bảo vệ môi trường. Đây được xem là thước đo đánh giá uy tín của khu công nghiệp với các nhà đầu tư khác. Việc này giúp thúc đẩy khả năng tăng trưởng và tiềm lực của các doanh nghiệp. Góp phần vào công cuộc tối ưu công nghiệp xanh theo tiêu chuẩn “xanh”. 

Bài toán được đặt ra là làm sao vừa phát triển công nghiệp vừa có thể bảo vệ môi trường. Không thể phát triển mạnh công nghiệp nhưng suy thoái về mặt môi trường. Vì thế, tại các địa phương cũng như các nhà đầu tư đang tích cực đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp xanh

3 tiêu chí để phát triển khu công nghiệp xanh bền vững, hiệu quả

1/ Hệ thống xử lí chất thải tối ưu

Hầu hết các nhà máy xí nghiệp trong những khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lí nước thải phù hợp. Theo đó gây nên tình trạng ứ đọng và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Người dân xung quanh KCN gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt. Vì thế, việc cung cấp hệ thống làm sạch để kiểm tra và tái sử dụng là rất cần thiết. 

Hệ thống cấp thoát nước cũng cần được đầu tư hiện đại và quy mô hơn. Vì các khu công nghiệp thường sử dụng các loại máy móc, xe cộ và nhà xưởng thải ra nhiều chất thải: rắn, lỏng và khí. Cho nên, ở khu công nghiệp xanh cần hạn chế số lượng chất độc hại ra môi trường. Bằng các Công Nghệ mới, tự động hóa so với cách truyền thống sẽ giải quyết được vấn đề này. Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên (mặt trời, gió, nước…). Nên ưu tiên dùng các nguyên liệu có thể tái chế, để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí. Có kế hoạch thu gom và xử lí rác thải tập trung một cách tối ưu nhất. Tránh tình trạng phát tán và xả thải không hợp lí. 

2/ Phát triển môi trường xanh

Một phần quan trọng trong mục tiêu tạo ra một khu công nghiệp xanh, đó là tạo ra một cảnh quan với phong cách sống xanh. Điều này xóa bớt sự khô cứng và nhàm chán thường thấy ở rất nhiều khu công nghiệp khác. Cụ thể là phát triển nguồn cảnh quan cây xanh, thảm cỏ, hồ nước quanh khu công nghiệp. Một thảm thực vật xanh sẽ làm giảm tiếng ồn, giảm độ nóng của các công xưởng và lượng khí thải ra bên ngoài. Từ đó mang lại nguồn không khí sạch trong môi trường làm việc. Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và giúp cân bằng lại sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn giúp nâng cao tinh thần làm việc và ngăn ngừa các bệnh về hô hấp.  

3/ Quan tâm đời sống công nhân viên

Một tiêu chí khác trong công cuộc đổi mới nữa là xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN. Công nhân có thể tự do di chuyển tới nơi làm việc dễ dàng. Đồng thời, có những biện pháp, phương tiện cho việc phòng cháy chữa cháy hiệu quả. Nhờ vậy mà người lao động có thể an tâm làm việc và sinh sống.

Việc xây dựng các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn “xanh” không hề là điều dễ dàng trong một thời gian ngắn. Bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn thử thách cũng được đặt ra. Tuy nhiên, từng địa phương, từng doanh nghiệp và cá nhân đang tích cực góp phần để đẩy mạnh qua trình phát triển khu công nghiệp xanh trở nên bền vững và hiệu quả. 

Tags: