3 mẹo giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn khi niềng răng

Mục lục 1 Niềng răng là gì? 2 Vì sao cần chăm sóc răng miệng khi niềng răng? 3 Những mẹo chăm sóc răng miệng khi niềng răng bạn cần biết 3.1 1. Mẹo giảm đau nhức sau khi niềng răng 3.2 2. Vệ sinh răng miệng và đánh răng đúng cách 3.3 3. Lựa […]

Đã cập nhật 2 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

3 mẹo giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn khi niềng răng
  1. Niềng răng là gì?

    Niềng răng là một quá trình nhờ các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa,.. để đem lại thẩm mỹ cho hàm răng cũng như cải thiện toàn diện khuôn mặt. Quá trình niềng răng mất khá nhiều thời gian và gây cảm giác khó chịu do sự co kéo của hệ thống mắc cài, dây thép,…tác động lên toàn hàm. Để có được những ca niềng răng thành công, ngoài kỹ thuật điều trị của các nha khoa thì việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng từ phía khách hàng cũng vô cùng quan trọng.

    Vì sao cần chăm sóc răng miệng khi niềng răng?

    Sau khi niềng răng, người niềng răng cần phải kiên nhẫn và vô cùng tỉ mỉ trong việc bảo vệ và chăm sóc răng miệng vì thức ăn rất dễ bám dính vào các dụng cụ chỉnh nha.

    Nếu răng miệng không được làm sạch sẽ làm hại men răng, gây sâu răng viêm lợi nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đáng tiếc đến quá trình niềng răng.

    Những mẹo chăm sóc răng miệng khi niềng răng bạn cần biết

    Để giảm thiểu những bất lợi trên và giúp bảo vệ và chăm sóc răng miệng tốt hơn khi niềng răng, bạn hãy thực hiện những điều đơn giản qua sau:

    1. Mẹo giảm đau nhức sau khi niềng răng

    Sau khi niềng răng, răng và lợi sẽ rơi vào tình trạng đau nhức, cả môi, má và lưỡi luôn cảm thấy khó chịu trong khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên. Các bạn nên sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để làm cơn đau nhức thuyên giảm. Nếu tình trạng không đỡ, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

    Súc miệng bằng nước muối ấm là mẹo giảm đau sau khi niềng răng hiệu quả

    2. Vệ sinh răng miệng và đánh răng đúng cách

    Khi niềng răng hệ thống mắc cài, dây thép, các sợi chun,… trong quá trình niềng răng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng cũng như rất dễ mắc dính thức ăn vào các dụng cụ chỉnh nha. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ trở thành những yếu tố làm hại men răng, gây sâu răng viêm lợi nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đáng tiếc đến quá trình niềng răng.
    Việc đánh răng đối với những người niềng răng vô cùng quan trọng, phức tạp và tỉ mỉ hơn nhiều so với những người khác.

    Bên cạnh bàn chải đánh răng thông thường, niềng răng cần phải  có những vật dụng thiết yếu sau để chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn:

    • Bàn chải kẽ răng

    Những sợi lông dài của bàn chải có thể chạm được đến mọi kẽ răng và khe nướu, làm sạch một cách nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến chúng.

    Sử dụng bàn chải kẽ răng để chăm sóc răng miệng khi niềng răng
    • Chỉ nha khoa

    Sợi chỉ tơ được thiết kế nhỏ và dai có thể luồn vào các kẽ nhỏ ở mắc cài, răng, giữa răng và mắc cài để lấy đi các mảng bám mà ngay cả bàn chải kẽ cũng không làm sạch hết.

    Sử dụng chỉ nha khoa vừa giúp làm sạch sâu, vừa tránh chảy máu nướu
    • Nước súc miệng

    Tuy đã làm sạch răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa nhưng nguy cơ có thể còn sót lại mảng bám và cặn bẩn mà ta không thể nhìn thấy. Vì vậy nước súc miệng sẽ giúp ta loại bỏ các vụn bẩn còn lưu lại và làm sạch triệt để toàn bộ khoang miệng.

    Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại nước súc miệng không có cồn trong quá trình đeo niềng răng.

    chăm sóc răng miệng khi niềng răng
    • Son dưỡng

    Son dưỡng không liên quan đến việc làm sạch răng, nhưng nó có nghĩa rất quan trọng đối với cảm giác của bệnh nhân trong khi đeo mắc cài trên răng. Mắc cài khi gắn trên răng sẽ khiến cho môi trở nên khô và khó chịu hơn bình thường. Khi đó, son dưỡng môi sẽ giúp làm dịu cảm giác của bạn nhanh chóng nhất.

    3. Lựa chọn thực phẩm hợp lý

    Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng, chúng ta chỉ nên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa…Đối với trái cây cứng bạn có thể cắt nhỏ hoặc làm nước ép, sinh tố để tránh gây tổn thương, làm lệch hay đứt niềng răng. Bên cạnh đó gíup bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này có thể duy trì cho đến khi bạn không còn cảm thấy khó chịu hoặc đau do niềng răng nữa.

    Những loại hoa quả mềm, nước ép nên được sử dụng nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày

    – Tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bánh mỳ, bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…

    – Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường: Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột  thường dễ sinh ra axit, dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, mà khi đeo mắc cài răng không thể được làm sạch như bình thường nên rất dễ bị sâu răng, viêm lợi, làm cho quá trình niềng răng trở nên phức tạp hơn.

    – Không nên ăn kẹo cao su và caramel trong thời gian niềng răng. Nó không chỉ gây nên các nguy cơ xấu cho răng miệng mà còn có thể làm hỏng dây thép, nẹp răng và làm cong niềng răng.

    Hãy cùng Zenyum tìm lại nụ cười rạng rỡ mỗi ngày – Nụ cười tự tin hàm răng chắc khỏe!